Ăn Dặm Kiểu Nhật Có Thật Như Lời Đồn?

PinkSpoon tin chắc rằng, mẹ nào cũng đã một lần được nghe về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Bản thân PinkSpoon cũng vậy, cũng tò mò rằng sao tự nhiên ăn dặm kiểu Nhật nổi quá trời. Đành phải lao đi tìm hiểu ngay.

Vậy cụ thể ăn dặm kiểu Nhật có gì hay ho nhỉ? Có thật nó tốt với bé như lời đồn? Cần chuẩn bị những gì khi bắt đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật? Và cách thực hiện như thế nào? Mẹ hãy cũng PinkSpoon khám phá ngay ở những phần dưới đây nhé.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Hướng dẫn làm thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi – Saiko Việt Nam

Nếu mẹ đã tìm hiểu và đọc về ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW) trong bài viết trước đây của PinkSpoon thì chắc chắn sẽ hiểu ngay ăn dặm kiểu Nhật là gì đó ạ.

Về cơ bản cả 2 phương pháp này đều chú trọng đến tính chủ động của trẻ trong việc lựa chọn thực phẩm mà trẻ có thể ăn. Nhưng khác với ăn dặm blw nếu như các món ăn được giới thiệu đến bé đều là những món riêng biệt thì với ăn dặm kiểu Nhật mẹ hoàn toàn có thể kết hợp những món ăn này vào trong cùng 1 bát cháo cho trẻ.

Nghe lại giống với ăn dặm truyền thống thông thường của Việt Nam quá ta. Nhưng không đâu ạ. Ăn dặm kiểu Nhật cũng khác lắm đó. Đặc biệt nhất là cháo nấu cho bé sẽ không phải là bột cháo khuấy lên đâu mà sẽ phải dùng cháo loãng qua rây.

Tại hội nghị dinh dưỡng nhi khoa năm 2015 - Anh, phương pháp hướng dẫn ăn dặm của người Nhật được lưu ý 3 sự khác biệt trong các hướng dẫn lâm sàng về ăn dặm ở Châu Âu nói chung và ở ở Anh nói riêng, các mẹ có bé ăn theo phương pháp này nên chú ý:

  1. Hàm lượng sữa bé sử dụng khi áp dụng ăn dặm kiểu Nhật sẽ ít hơn so với hướng dẫn chung của Châu Âu.
  2. Ăn dặm kiểu Nhật không tập trung nhiều vào chất đạm, chất đạm sẽ được giới thiệu khi bé được 7 tháng tuổi và tập trung chủ yếu vào rau củ quả cho những tuần đầu.
  3. Khác với các khuyến nghị quốc tế, phô mai và sữa chua được giới thiệu sớm hơn từ tháng thứ 7.

Vậy những điểm khác biệt này có ảnh hưởng tới bé như thế nào? Mẹ đọc tiếp phần phân tích ưu, nhược điểm tới từ PinkSpoon dưới đây sẽ rõ.

Ưu điểm của ăn dặm kiểu Nhật

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đó là bé của mẹ sẽ có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn. Do bé được tập ăn dần với cháo từ lỏng tới đặc, đồng thời bé được tập nhai sớm hơn phương pháp ăn dặm truyền thống thông thường.

Ngoài ra, nó còn có 1 số ưu điểm khác như:

  • Bé làm quen tốt với mùi vị từng loại thực phẩm, không có tâm lý chán ăn.
  • Tốt cho thận của bé. Do protein sử dụng trong ăn dặm kiểu Nhật chủ yếu là protein từ cá và đậu. Chúng cũng được giới thiệu tới trẻ muộn hơn.
  • Tạo cho bé tâm lý thoải mái khi ăn. Giống như phương pháp ăn dặm blw, ăn dặm kiểu Nhật cũng khuyến khích khả năng tự ăn của bé. Bé cũng được làm quen dần từ lượng ít tới nhiều theo từng lứa tuổi.
  • Tạo thói quen ngồi ăn giúp bé ăn được nhiều hơn, nhanh hơn và tập trung hơn. Đồng thời, nâng cao kỹ năng tự lập cho bé.
  • Bé học được kỹ năng nhai và nuốt, điều này có thể giúp tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn trong tương lai

Nhược điểm của ăn dặm kiểu Nhật

Một số nhược điểm của phương pháp này đó là:

  • Mẹ phải rất kiên trì. Mất nhiều thời gian và công sức để dạy bé ngồi, tập cho bé cầm thìa...
  • Mẹ tốn nhiều thời gian để chế biến riêng biệt từng loại thức ăn trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật.
  • Đối với 1 số trẻ, việc cắt bớt lượng sữa trong khẩu phần sẽ khiến trẻ nguy cơ suy dinh dưỡng.

Phù!!!

Vậy là chúng ta đã biết được "sương sương" được các thông tin cần biết về ăn dặm kiểu Nhật để mẹ có thể quyết định xem bé nhà mình có nên theo phương pháp này không rồi đó.

Vậy nếu bé của mẹ đã sẵn sàng, thì phần tiếp theo, mình cùng đọc tiếp để xem là:

  • Cần chuẩn bị cho ăn dặm kiểu Nhật?
  • Các bước thực hiện ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?
  • Nấu cháo sao cho chuẩn ăn dặm kiểu Nhật

Let's go !!!!

Ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần chuẩn bị gì?

Điểm danh các loại dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm kiểu Nhật mẹ nên biết

Khi nào bé sẵn sàng cho ăn dặm kiểu Nhật?

Bước đầu tiên chuẩn bị đó là mẹ cần chuẩn bị về bé của mình. Hãy chắc chắn rằng bé đã phát triển đầy đủ và sẵn sàng cho một chế độ ăn mới.

Theo hướng dẫn lâm sàng của hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng Anh, các bé Châu Á nói chung và các bé Nhật Bản nói riêng thích hợp với ăn dặm khi bắt đầu đạt được 5 tháng 15 ngày (Theo báo cáo của Giáo sư. Bác sĩ. Inoue và Hướng dẫn ăn dặm của Bộ Y tế Nhật).

Dụng cụ cần chuẩn bị cho ăn dặm kiểu Nhật

 

Một trong những lí do thất bại khi mẹ áp dụng ăn dặm kiểu Nhật cho bé đó là nó có qua chi là nhiều đồ cần chuẩn bị. Nhưng PinkSpoon tin rằng chỉ cần mẹ yêu thương bé thì không gì là không thể.

Các dụng cụ cơ bản cho mẹ khi áp dụng phương pháp này gồm có:

  1. Lon nấu cháo: Lon nấu cháo chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực cho bé trong quá trình chuẩn bị cháo đúng chuẩn tỉ lệ cho mẹ đó. Đặc biệt là các mẹ chưa biết về cháo 1:10, 1:7, 1:5.... thì đây sẽ là dụng cụ không thể thiếu. Mẹ có thể mua lon nấu cháo tại các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi uy tín để đảm bảo về chất lượng an toàn cho bé mẹ nhé.
  2. Lưới rây: Đây là dụng cụ được thiết kế riêng cho bé ăn dặm. Mẹ có thể đặt mua các loại rây chuyên dụng cho ăn dặm kiểu Nhật. Thường chúng sẽ có kích thước lỗ đúng chuẩn theo khuyến nghị. Nhưng nếu mẹ muốn tiết kiệm ngân sách cho gia đình thì hoàn toàn có thể tìm mua các loại rây thông thường trong siêu thị hoặc chợ mẹ nhé.
  3. Cối có rãnh, chày: Cối có rãnh giúp cho thức ăn nhuyễn hơn. Cối và chày dùng để giã nhỏ thức ăn nhất là thức ăn cứng, có gân.
  4. Ghế ăn dặm: Đây là công cụ không thể thiếu nếu mẹ muốn cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Trong giai đoạn đầu 5 - 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ngồi loại ghế điều chỉnh được nhiều nấc cho độ ngã lưng. Chọn loại ghế có mặt bàn rộng rãi để có thể đặt được các đĩa thức ăn cho con.
  5. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ cần chuẩn bị các dụng cụ khác như: nồi nấu cháo, bát, thìa, yếm.... như trong các phương pháp ăn dặm khác.

Cùng mẹ thực hiện ăn dặm kiểu Nhật chuẩn như người Nhật

Các nhóm chất dinh dưỡng trong ăn dặm kiểu Nhật

Trước hết mẹ hãy cùng điểm danh các nhóm chất dinh dưỡng trong phương pháp này, để mình tiện theo dõi trong các phần tiếp theo nhé.

Về cơ bản sự phân chia các nhóm chất này vẫn giống như các phân loại bình thường mà chúng ta từng biết. Tuy nhiên, trong ăn dặm kiểu Nhật sẽ không chú trọng đến chất béo. Do đó, người ta chỉ để cập tới 3 nhóm chất mà thôi.

Cụ thể:

Nhóm 1: là nhóm cung cấp tinh bột (chủ yếu là gạo - cháo).

Nhóm 2: là nhóm các loại rau, củ quả cung cấp vitamin và chất khoáng cần thiết cho bé.

Nhóm 3: Nhóm chất đạm. Chủ yếu là các loại thịt, cá, trứng, sữa, phô mai...

Các loại cháo trong ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần biết

Khi bắt đầu cho bé tìm đọc sách về ăn dặm kiểu Nhật, mẹ có thể bắt gặp các từ như: cháo 1:10, cháo 1:7.... Nếu mẹ chưa biết những loại cháo này là gì? Cách nấu chúng như thế nào, thì mẹ hãy tham khảo trong phần ảnh dưới đây của PinkSpoon nhé!

Hình ảnh có liên quan

Giai đoạn 1: Bé từ 5.5 tới 6 tháng

Trong tuần đầu tiên

  Ngày thứ 1 - 3 Ngày thứ 4 - 5 Ngày thứ 6 - 8
Nhóm tinh bột 1 thìa 15ml thành phẩm 1 thìa 15ml ++ Tăng dần lượng
Nhóm rau Chưa ăn 1 thìa 15ml thành phẩm 1 thìa 15ml thành phẩm ++
Nhóm đạm Chưa ăn Chưa ăn Đậu phụ rây mịn làm sánh 1 thìa 15ml ++

Mục tiêu trong những ngày đầu này là giới thiệu để bé biết đón nhận thức ăn từ thìa, hình thành phản xạ ngậm mồm khi nuốt thức ăn.

Lượng thức ăn xúc vào thìa chỉ là 1/2 đầu thìa, gạt ngang, xúc từng chút một.

Sau khi bắt đầu ăn dặm được 2 tuần mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn theo nhu cầu, nhưng vẫn phải đảm bảo được lượng sữa hàng ngày mà con đang uống.

Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Mẹ cần khống chế lượng đạm ở mức đã khuyến cáo tránh để hệ tiêu hóa bị quá tải.

Thức ăn mới nên được theo dõi sát phản ứng dị ứng của trẻ. Mỗi bữa chỉ nên thử 1 loại thực phẩm mới lượng rất ít (khoảng 15ml) rồi tăng dần.

Cụ thể trong 1 cữ ăn:

Tinh bột: cháo rây 1:10. Bắt đầu từ 15ml rồi tăng dần lên 30 - 40g

Đậu phụ: bắt đầu từ 15ml rồi tăng dần lên 10 -15g

Cá: bắt đầu từ 15ml rồi tăng đần lên 10g

Trứng: bắt đầu từ 15ml rồi tăng lên 2/3 lòng đỏ

Rau củ quả: bắt đầu từ 15ml, rồi tăng lên 20 - 30g

Sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua): bắt đầu từ 15ml rồi tăng dần lên 55g.

Thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm kiểu Nhật

Thời gian Thực phẩm
7h Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức ( 80ml)
9h

Cháo bí đỏ:

50gr cháo

20gr bí đỏ

11h Bú mẹ hoặc uống sữa công thức (80ml)
14h Sữa theo nhu cầu (120ml)
17h Sữa theo nhu cầu (150ml)
20h + đêm Sữa theo nhu cầu (120ml)

Giai đoạn 2: Bé 7 - 8 tháng

Bước vào giai đoạn này bé sẽ có 2 sự thay đổi lớn:

Một là: Bé có thể dùng lưỡi nghiền những mảnh thức ăn nhỏ và mềm thay vì nuốt chửng như trong giai đoạn trước.

Hai là: Trong thực đơn của bé xuất hiện thịt là điểm nhấn giúp thực đơn ăn dặm của bé ngày càng phong phú hơn.

Số cữ ăn dặm của bé cũng được tăng lên thành 2 bữa/ngày.

Trong giai đoạn cuối tức là khi bé đạt 8 tháng tuổi. Mẹ có thể thay đổi độ cứng của thực phẩm từ mềm như đậu hũ, sang dạng cứng hơn (như chuối cắt mỏng). Tuy nhiên, để tránh bé bị áp lực với bữa ăn vì phải nhai quá nhiều. Mẹ nên bố trí các món ăn mềm như cũ và xen dần 1 - 2 bữa món đồ ăn cứng hơn cho bé làm quen dần dần.

Cụ thể số lượng từng nhóm như sau:

Tinh bột: Mì udon, yến mạch, bún... Hoặc mẹ có thể cho bé ăn cháo 1:7 ở giai đoạn đầu (50g) và chuyển sang cháo 1:5 nguyệt hạt ở nửa sau giai đoạn (80g/cữ).

Nhóm rau: 20 - 30 g/cữ

Nhóm đạm:

Cá, (10 - 15g/cữ)

Thịt (10 - 15 g/cữ)

Đậu phụ ( 30 - 40 g/cữ)

Trứng (1 lòng đỏ trứng/cữ)

Phô mai / sữa chua (50 gram/ngày)

Thực đơn mẫu cho bé 7 - 8 tháng ăn dặm kiểu Nhật

Giờ ăn Món ăn
7h Sữa theo nhu cầu (khoảng 150ml)
9h

Cháo bí đỏ thịt heo

Cháo: 80g

Bí đỏ: 20g

Thịt heo: 15g

Nước dashi

12h Sữa theo nhu cầu (khoảng 150ml)
15h 50 g sữa chua ( 1/2 hộp)
18h

Cháo cá chép hạt sen

Cháo: 80g

Cá chép bỏ xương: 20g

Hạt sen: 20g

Nước Dashi

20h Sữa theo nhu cầu (150ml)

Giai đoạn 3: Bé 9 - 11 tháng

Bước vào giai đoạn này, bé bắt đầu sẽ ăn dặm 3 bữa/ngày.

Dinh dưỡng cho bé có sự thay đổi vượt bậc. Phần lớn năng lượng cung cấp cho bé sẽ tới từ ăn dặm thay vì từ sữa như trước đây. Vì vậy, mẹ cần chú ý tới lượng cháo và phân phối hợp lý 3 nhóm chất cho trẻ.

Bắt đầu sang giai đoạn này, các loại thực phẩm bé ăn được cũng đa dạng hơn rất nhiều. Mẹ có thể lựa chọn đa dạng cho bé nhà mình theo sở thích của bé cũng như gia đình.

Tuy nhiên, một lưu ý cho mẹ đó là: Mặc dù bé có thể nhai tốt hơn trước nhưng nếu mẹ cho bé ăn những thực phẩm quá cứng, sẽ là nguyên nhân khiến bé "nuốt chửng" thức ăn, khiến trẻ lười nhai sau này đó ạ.

Vì vây, lựa chọn và chế biến thực phẩm có độ mềm như chuối tiêu sẽ là giải pháp tốt nhất cho bé.

Các loại thực phẩm

Nhóm tinh bột: Bé có thể ăn được cháo 1:5 (90g/cữ), cháo 1:3 (60g/cữ) hoặc 80g cơm nát/cữ.

Nhóm rau: 30 - 40 g/cữ

Nhóm đạm:

Cá: 15g

Đậu phụ: 45g

Thịt: 15g

Trứng: 1/2 quả

Sữa và sản phẩm từ sữa: 80g

Thực đơn cho bé 9 - 11 tháng ăn dặm kiểu Nhật

Nửa đầu giai đoạn   Nửa sau giai đoạn
Sữa theo nhu cầu 7h

Cháo thịt lợn rau ngót + sữa

Cháo trắng: 60g

Rau ngót: 20g

Thịt lợn: 15g

Nước dashi

Cháo thịt ếch mồng tơi

 

 

9h Sữa + chuối chín
Sữa theo nhu cầu 11h

Cháo thịt gà bí đỏ

Cháo trắng: 60g

Thịt gà: 20g

Bí đỏ: 30g

Quýt ngọt: 1 quả vừa 14h Sữa chua: 1 hộp nhỏ

Cháo thịt bò khoai tây cà rốt

 

 

18h

Cháo cá hồi khoai lang

Cháo trắng: 60g

Cá hồi: 15g

Khoai lang: 30g

Sữa theo nhu cầu 21h Sữa theo nhu cầu

Giai đoạn 4: 12 - 18 tháng

Đây là giai đoạn cuối trong quá trình học ăn dặm của bé. Ở giai đoạn này bé sẽ học cắn, xé thức ăn bằng răng cửa của mình. Với mỗi bé sẽ có tiến độ ăn của riêng mình, nên mẹ hãy quan sát bé kĩ hơn để điều chỉnh cách nấu ăn phù hợp nhất với bé nhà mình mẹ nhé.

Một điều nho nhỏ, PinkSpoon muốn nhắc mẹ đó là: luôn duy trì cho bé ăn nhạt. Kích thước của các loại rau củ nên thái to hơn. Tốt nhất là bằng hạt lạc (đậu phộng) và cứng hơn giai đoạn trước 1 chút.

Lượng ăn tham khảo cho bé:

Nhóm Loại thực phẩm Lượng ăn được
Tinh bột

Cơm nát

Cơm thường

90g

80g

Đạm 15 - 20g
Đậu phụ 50 - 55g
Trứng 1/2 - 2/3 quả
Thịt 15 - 20g
Rau, củ Rau, củ 40 - 50g
Sữa Sữa và các sản phẩm từ sữa 100g

Thực đơn mẫu cho bé 12 -18 tháng ăn dặm kiểu Nhật

7h

Cơm trứng rau củ + sữa

  • Cơm: 80g
  • Củ cải: 20g
  • Rau chân vịt: 15g
  • 1/2 lòng đỏ trứng
9h Sữa
11h

Cơm: 80g

Thịt gà sốt

  • Thịt gà bỏ xương: 50g
  • Hành tây: 1/8 củ
  • Rong biển: 1 muỗng nhỏ
  • Nước dùng dashi
  • Nước tương

Canh đậu phụ kim chi

  • Đậu phụ: 30g
  • Kim chi: 20g
  • Cải ngọt: 30g
  • Nấm kim châm: 20g
  • Nước dùng dashi

Dengaku Khoai sọ

  • Khoai sọ luộc: 1 củ nhỏ
  • Miso
15h Sữa chua + salad rau củ
18h

Cơm: 80g

Thịt cua viên rán:

  • Thịt cua: 30g
  • Khoai tây: 1/2 củ nhỏ
  • Hành tây: 2 muỗng nhỏ
  • Sữa tươi
  • Gia vị vừa đủ

Sốt thịt bò đậu phụ

  • Đậu phụ: 50g
  • Thịt bò băm nhỏ: 20g
  • Hành tây: 15g
  • Sốt cà chua

Hiểu đúng về nước dùng Dashi của người Nhật

HƯỚNG DẪN RÃ ĐÔNG VÀ SỬ DỤNG NƯỚC DÙNG DASHI ĐÚNG CÁCH

Như phần hướng dẫn trên. Chúng ta thấy rất nhiều lần PinkSpoon nhắc tới nước Dashi đúng không ạ? Vậy chúng là gì ta?

Nước dashi là một loại "gia vị" đặc biệt của người Nhật. Bản chất của chúng chủ yếu là nước của các loại rau, củ, quả như rong biển, cải xanh, nấm hương... Hoặc cũng có thể làm từ thịt, cá, xương hầm...

Theo báo cáo tại Hội đồng nhi khoa Hyogo, GS.BS. Tsutie nhận mạnh rằng các loại nước dùng này KHÔNG THỂ thay thế chất dinh dưỡng từ thực phẩm thật đến từ rau củ thật, thịt cá thật... Nước dùng chỉ là nguyên liệu để tạo vị nhưng thành phần dinh dưỡng thường rất ít, đặc biệt là nước dùng từ cá và rau củ. Do các vitamin nhóm B, vitamin C, các chất khoáng đều bị mất đi rất nhiều trong khi nấu nước dùng.

Nghiên cứu của GS.TS Yuan (năm 2009) và GS.BS. Ismail (năm 2004) cũng cho kết luận tương tự như vậy.

Do đó, nước dùng hay nước Dashi chỉ được coi như một loại gia vị bổ sung khi nấu. Mẹ tuyệt đối không cho bé dùng chỉ cháo trắng nấu với nước dashi mẹ nhé!!!

Thêm 1 lưu ý nữa khi dùng nước Dashi đó là: mẹ không dùng các loại nước dashi có bổ sung muối, chất chế biến cho bé dưới 12 tháng mẹ nhé.

Cách làm nước dashi rau củ cũng rất đơn giản. Mẹ chỉ cần chuẩn bị các loại rau củ như: củ cải, cải bắp, cà rốt... Sau khi sơ chế, rửa sạch rồi bỏ rất cả vào nồi, luộc chín kĩ, đều. Lọc lấy phần nước ngọt sau khi luộc như vậy là xong rồi đó.

Số lượng sữa bé nên duy trì khi áp dụng ăn dặm kiểu Nhật?

Mẹ còn nhớ trong phần đầu của bài viết. PinkSpoon có lấy tuyên bố của Hội nghị dinh dưỡng nhi khoa năm 2015 - Anh không ạ? Trong đó có 1 ý rất quan trọng đó là về sữa cho bé đó mẹ ạ.

Vậy bé cần được bú và bổ sung bao nhiêu sữa để cân đối nhất nhỉ?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Nhật:

  • Đối với trẻ từ 5.5 tháng tới trẻ 7 tháng tuổi: Cần bổ sung cho trẻ 600ml/ngày
  • Đối với các trẻ lớn hơn là từ 8 tháng tới 11 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé sử dụng khoảng 450ml/ngày là đủ để đáp ứng cho nhu cầu của bé.

Lời kết

Để kết thúc cho bài viết ngày hôm nay. Mẹ cùng PinkSpoon ghi nhớ lại ngắn gọn nhất về ăn dặm kiểu Nhật qua hình ảnh dưới đây nhé!

Kết quả hình ảnh cho ăn dặm kiểu nhật infographic

PinkSpoon hi vọng rằng thông qua bài viết này mẹ có thể áp dụng đúng chuẩn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé nhà mình. Và đừng quên hãy cho bé uống đủ sữa, hạn chế muối nữa mẹ nhé.

Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc hay khó khăn thì đừng quên inbox hoặc comment ngay cho PinkSpoon biết mẹ nhé.

Chúc các mẹ thành công !!!!

Bài viết liên quan:

6 Loại Thực Phẩm Bổ Sung Canxi Cho Bé Giúp Con Phát Triển Vượt Trội

Canxi là một chất dinh dưỡng mà tất cả các sinh vật sống trên trái đất đều cần bao gồm cả con người. Ở người, canxi có thể chiếm đến 2% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm 40% trọng lượng của tất cả các loại vi chất cộng lại. Vậy canxi có vai trò gì đối với chúng ta? Cần bổ sung bao nhiêu canxi 1 ngày là đủ? Nhiều mẹ có thói quen bổ sung canxi cho bé từ thuốc hoặc thực phẩm để giúp con cao lên, điều này có đúng không? Cần chọn thực phẩm bổ...

Sữa Chua Cho Bé 6 Tháng - Mẹ Đã Chọn Đúng Loại Cho Bé Chưa?

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và đang bắt đầu ăn dặm? Hệ tiêu hóa của bé chưa tốt nên mẹ muốn bổ sung thêm sữa chua cho bé 6 tháng mà không biết có an toàn không? Chọn sữa chua cho bé 6 tháng cần lưu ý gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Pinkspoon. Khi nào bé có thể ăn được sữa chua?   Mặc dù có rất nhiều bác sĩ đưa ra lời khuyên là: chỉ nên cho bé ăn sữa chua khi bé được 9 - 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất...

Cách Nấu Cháo Rây Cho Bé Ăn Dặm Chuẩn Mẹ Nhật

Mẹ đang muốn cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhưng không biết cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm như thế nào? Cho bé dùng cháo rây có những ưu điểm, nhược điểm gì? Cách nấu chúng có khó không? Có cách nào để nấu cháo rây thật nhanh cho mẹ bận rộn không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pinkspoon để có được câu trả lời mẹ nhé! Khi nào bé có thể bắt đầu ăn cháo rây?   Giai đoạn từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi được 2...

Phương Pháp Easy Cho Trẻ Sơ Sinh - Con Dao 2 Lưỡi Mẹ Cần Thay Đổi

Mẹ đã nhiều lần bắt gặp cụm từ "nuôi con theo phương pháp easy" ở các Hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm, cách chăm sóc bé hiệu quả nhất? Mẹ chưa biết EASY là phương pháp như thế nào? Chúng có những ưu, nhược điểm gì? Phương pháp easy cho trẻ sơ sinh có thật sự tốt và phù hợp cho bé yêu của mẹ hay không? Nếu cho bé theo easy thì cần sinh hoạt theo giờ giấc như thế nào? Hãy cùng Pinkspoon khám phá ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé. Phương pháp EASY cho trẻ sơ...

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Không Thể Thiếu

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và sẵn sàng bắt đầu ăn dặm? Mẹ loay hoay không biết cần chuẩn bị cho con những gì? Những dụng cụ ăn dặm cho bé nào sẽ cần thiết trong giai đoạn này?Tất cả sẽ được bật mí với mẹ trong bài viết dưới đây. Thực sự nếu bây giờ mẹ tìm mua trên mạng hoặc các siêu thị ăn dặm cho bé sẽ thấy có một thế giới dụng cụ đồ ăn dặm. Nhiều mẹ có bé đầu nên rất rối mua quá nhiều dẫn tới thừa thãi, lãng phí....

5 Món Cháo Giúp Bé Tăng Cân Tăng Cao Hiệu Quả Mẹ Đừng Bỏ Qua!

Cân nặng luôn là thước đo quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con người đặc biệt là ở trẻ em. Thông qua việc tăng cân của bé mẹ có thể biết được: tốc độ phát triển của con có đạt hay không, chế độ dinh dưỡng cho bé đã hợp lý hay chưa. Chính vì vậy, bé chậm tăng cân nên ăn uống như thế nào? Danh sách những món cháo giúp bé tăng cân luôn là những câu hỏi mà nhiều mẹ đặt ra. Bé yêu của mẹ có thiếu cân không? Thiếu cân là kết quả...

Cháo Hạt Sen Cho Bé Ăn Dặm - Vệ Sĩ Giúp Bé Tiêu Diệt Biếng Ăn

Hạt sen là một trong những loại hạt bổ dưỡng phổ biến trên toàn thế giới đặc biệt là các nước Châu Á. Chúng không chỉ tốt với người lớn mà còn có rất nhiều lợi ích với trẻ nhỏ. Trong bài viết này mẹ hãy cùng Pinkspoon khám phá xem hạt sen có tác dụng gì với bé? Bé mấy tháng có thể ăn được cháo hạt sen? Cách chuẩn bị 1 bữa cháo hạt sen cho bé ăn dặm như thế nào? mẹ nhé! 4 lợi ích của hạt sen với bé yêu Hạt sen có rất nhiều lợi ích...

Mẹ Bầu Cần Bổ Sung Gì? Cách Chọn Thuốc Bổ Bà Bầu

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe phụ nữ trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung đầy đủ các chất trong giai đoạn này không những là yếu tố quyết định cho sức khỏe bà mẹ mà còn cho sự hình thành, phát triển của thai nhi. Vậy mẹ bầu cần ăn uống như thế nào? Bổ sung những chất gì để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh? Làm sao để chọn được loại thuốc bổ bà bầu...
Lên đầu trang
Pinkspoon Pinkspoon Pinkspoon
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng