Cách Cho Bé Ăn Dặm Mẹ Không Thể Bỏ Qua

Cách cho bé ăn dặm như thế nào là một câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ thắc mắc. Bởi ăn dặm là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với trẻ. Nó giúp bé đáp ứng được với nhu cầu ngày một tăng cao trong khi sữa mẹ không thể cung cấp đủ.

Trong một nghiên cứu cho thấy: Khi trẻ trên 6 tháng tuổi năng lượng, sắt, kẽm, canxi, vitamin A... trong sữa mẹ không đáp ừng được so với nhu cầu của trẻ. Vì vậy, nếu không có sự bù đắp bằng các thực phẩm trẻ sẽ bị chậm lớn, ngừng phát triển, thiếu máu, còi xương...

Vậy cách cho bé ăn dặm như thế nào? Làm sao để bé có thể làm quen được với các món ăn đặc tự nhiên, không bị ác cảm về ăn uống, giúp bé hình thành các thói quen ăn uống lành mạnh nhỉ?

Bài viết này sẽ cung cấp cho các mẹ các mẹo để mẹ có thể lựa chọn được phương pháp ăn dặm hợp lý, phù hợp nhất với bé nhà mình đó. Mẹ cùng PinkSpoon bắt đầu ngay thôi nào!!!

Bé của mẹ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm?

Hình ảnh có liên quan

Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng và nhi khoa đều khuyên rằng trẻ cần bắt đầu chuyển sang ăn dặm khi đạt đủ 6 tháng tuổi ( 180 ngày). Lý do là bởi đây là giai đoạn mà chất lượng sữa mẹ đã bị giảm sút đồng thời hệ tiêu hóa của trẻ cũng phát triển đủ để có thể tiêu hóa được các loại thức ăn khác nhau.

Tuy vậy, để chắc chắn rằng bé đã sẵn sàng cho ăn dặm mẹ có thể kiểm tra các dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ có thể ngồi tốt
  • Trẻ có khả năng tự kiểm soát đầu của mình
  • Có thể giữ thức ăn trong miệng và sẵn sàng nhai
  • Có thể cầm thức ăn bỏ vào miệng
  • Tò mò về bữa ăn và muốn tham gia.

Một số trẻ cũng có thể có các biểu hiện cần ăn dặm sớm hơn (từ 4 - 6 tháng) như:

  • Sau mỗi bữa bú trẻ vẫn còn đói
  • Trẻ chậm tăng cân hoặc ngừng tăng cân

Cách ăn dặm cho bé tốt nhất là phương pháp nào?

Trong các cách an dặm cho bé hiện nay, về cơ bản có thể được chia làm 2 cách tiếp cận riêng biệt:

  • Cách 1 là ăn dặm kiểu truyền thống (bố mẹ cung cấp các thực phẩm cho bé)
  • Cách 2 là theo phương pháp bé làm chủ ( ăn dặm blw).

Cả 2 phương pháp này đều có những ưu và nhược điểm riêng. Không có một phương pháp nào là hoàn hảo, chính xác hoàn toàn khi bé bắt đầu làm quen với các thức ăn đặc. Bởi vậy, mẹ cần phải nhận biết rõ các đặc điểm của bé nhà mình và lựa chọn phương pháp phù hợp hơn. Mẹ có thể đọc kĩ hơn ở phần dưới đây ạ!

Cách cho bé ăn dặm theo ăn dặm blw

Kết quả hình ảnh cho what is baby led weaning

Ăn dặm blw hay còn có tên gọi khác đó là ăn dặm bé tự chỉ huy, có nguồn gốc từ các nước Châu Âu từ khoảng 15 năm trước đây. Trong phương pháp này, trẻ được khuyến khích tự chọn loại thức ăn mà mình sẽ bắt đầu ăn. Bố mẹ có thể giới thiệu các loại thực ăn đặc này bằng cách cắt nhỏ thức ăn dài như ngón tay và cho trẻ tự khám phá bằng tốc độ của riêng mình.

Ưu điểm

  • Bé có khả năng ăn độc lập sớm hơn.
  • Bé có thể tự nhận biết được khi nào chúng no và dừng lại. Do đó, nó giúp phòng béo phì khi trưởng thành.
  • Giảm thời gian chế biến, chuẩn bị đồ ăn cho trẻ của mẹ. Thực tế, mẹ có thể cho bé tập làm quen ngay với các loại thực phẩm có trong bữa ăn hàng ngày của gia đình chỉ cần chế biến phù hợp với khả năng của trẻ.
  • Tăng tình cảm gia đình. Thông thường các bé sẽ được ăn trực tiếp cùng cả gia đình. Đây là một điều đặc biệt, giúp làm tăng tình cảm của bé đối với cả gia đình.

Nhược điểm

  • Bé có thể phải đối mặt với nguy cơ nghẹn sặc, hóc thức ăn. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2016 thấy rằng nếu mẹ quyết định thực hiện phương pháp này cho bé và chế biến phù hợp thì không có sự khác biệt về nguy cơ này ở trẻ ăn truyền thống và trẻ ăn tự chỉ huy.
  • Nó rất khó để mẹ xác định chính xác lượng thực phẩm mà bé đã ăn. Do vậy, thời gian đầu trẻ có thể chậm hoặc không tăng cân, thậm chí là giảm cân.
  • Trẻ có nguy cơ thiếu một số chất như: sắt, canxi, vitamin C, vitamin A....
  • Nó có thể khá bừa bộn. Do bé tự dùng tay để ăn nên nhược điểm này cũng sẽ khiến bé tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tiêu chảy. Mẹ cần đảm bảo vệ sinh thật sạch sẽ khi cho trẻ ăn.
  • Khó có thể phát hiện được các dị ứng thực phẩm riêng biệt. Do các loại thực phẩm được giới thiệu đồng thời nhiều loại.

Cách cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống

Kết quả hình ảnh cho bé ăn cháo

Trong phương pháp ăn dặm này, mẹ sẽ là người chuẩn bị và trực tiếp cho trẻ ăn bằng cách đổ thìa. Nó thường bắt đầu bằng thức ăn nhuyễn mịn (bột cháo) đến nghiền mịn (cháo) và cuối cùng là thức ăn cứng hơn cần nhai (cơm). Kết thúc giai đoạn này (thường khi trẻ được 2 tuổi) sữa mẹ sẽ được thay thế hoàn toàn bằng thức ăn gia đình.

Ưu điểm

  • Mẹ có thể dễ dàng theo dõi, điều chỉnh lượng mà bé đã ăn vào.
  • Việc giữ vệ sinh cũng dễ dàng hơn.

Nhược điểm

  • Việc chuẩn bị cho trẻ 1 bữa ăn riêng biệt có thể làm tốn rất nhiều thời gian của mẹ.
  • Bé có nguy cơ cao bị thừa cân. Mẹ cũng không thể biết được rằng bé đã no hay chưa. Do đó bé có thể bị trớ, nôn nhiều hơn.
  • Nếu bé phải tiếp xúc với thức ăn nhuyễn mịn quá lâu có thể ảnh hưởng tới việc nhai và cử động của lưỡi sau này.

Vị đầu tiên sẽ giới thiệu tới bé là vị gì?

Kết quả hình ảnh cho thực đơn bé ăn dặm

Hương vị đầu tiên mà bé được giới thiệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành 1 thói quen, hành vi ăn uống tốt sau này. Nó cũng là yếu tố quyết định tới việc sau này bé có thể ăn được nhiều hương vị khác nhau hay không.

Khi giới thiệu 1 loại thức ăn mới, mẹ hãy nhớ rằng: Số lượng mà bé ăn được quan trọng hơn rất nhiều so với số lượng thực phẩm mà mẹ chuẩn bị cho bé.

Trong giai đoạn đầu khi ăn dặm, năng lượng cung cấp cho bé chủ yếu vẫn phải tới từ sữa mẹ. Do đó, mẹ cần chú ý cho bé dùng đủ lượng sữa khuyến nghị mẹ nhé.

Cố gắng tạo cảm giác thoải mái, không gây áp lực cho trẻ. Để trẻ có thể thoải mái khám phá về đồ ăn. Mẹ đừng ngại, hãy cho bé được chơi đùa với thức ăn, được chạm vào chúng và được tự do nếm vị một loại đồ ăn mới mà chúng thích.

Sau khoảng 1h ăn sữa. Nếu khi đó trẻ không quá mệt thì đây thường sẽ là thời gian tốt nhất để cho bé thử 1 loại thức ăn mới. Trộn 1 chút thức ăn này cùng sữa có thể giúp bé dễ chấp nhận món ăn này hơn.

Các loại thức ăn trong lần tiếp cận đầu tiên có thể bao gồm:

Các loại rau mềm, nghiền, nấu chín: súp lơ, cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đao, bí đỏ, đậu hà lan. Chúng có thể nghiền nát hoặc cắt nhỏ hình ngón tay.

Sinh tố trái cây: chuối, xoài, việt quất, mâm xôi, bơ, lê nấu chín hoặc táo....

Ngũ cốc: Yến mạch, gạo, diêm mạch, kê. Có thể nấu chín, nghiền nát hoặc xay nhuyễn cho phù hợp với trẻ. Mẹ cũng có thể trộn chúng cùng sữa để giúp trẻ dễ chấp nhận hơn.

Có thể cho trẻ tập dần bằng 1 vài thìa, đối với trái cây có thể tập cho trẻ bằng sinh tố trong 1 vài ngày đầu và kéo dài trong 1 tuần.

Thức ăn mới có thể được giới thiệu riêng lẻ từng loại một hoặc mẹ cũng có thể kết hợp từng loại này với nhau. Ví dụ ở các nước ngoài, các mẹ có xu hướng trộn cơm hoặc các loại ngũ cốc như yến mạch vào cùng lê, táo hoặc bơ.

Cách tăng độ đặc cho bé ăn dặm như thế nào?

Cách ăn dặm cho bé

Với bé 6 tháng tuổi

Đối với các bé 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự được hoàn thiện. Mỗi ngày, năng lượng cung cấp cho bé chủ yếu vẫn sẽ tới từ sữa. Mẹ có thể cho bé dùng thêm 1 bữa ăn dặm.

Mẹ có thể bắt đầu với:

Thịt đỏ, thịt gia cầm, trắng

Đây là các nguồn protein chất lượng cao giúp trẻ phát triển tốt cả về cân nặng và chiều cao. Nhưng trước khi cho bé ăn, mẹ cần đảm bảo rằng các thực phẩm này được chế biến đủ mềm và kích thước đủ nhỏ cho bé. Bỏ toàn bộ các phần cứng bé không ăn được như xương.

Trứng

Trứng là một loại thực phẩm gần như tốt nhất đối với trẻ trong giai đoạn này với hệ protein hoàn chỉnh và cân đối. Tuy nhiên, khi cho bé sử dụng trứng, mẹ cần chắc chắn rằng đã nấu trứng đủ chín và an toàn. Trung bình: trẻ có thể ăn được 5 lòng đỏ trứng/ tuần

Các sản phẩm sữa không tách béo

Sữa là sản phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Nó cung cấp năng lượng, protein và đặc biệt là canxi ở dạng dễ hấp thu nhất. Sữa chua, phô mai chắc chắn sẽ là những sự lựa chọn tốt cho bé.

Các loại đậu

Đối với trẻ ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản.... thường được khuyến khích bổ sung thêm các loại hạt vào chế độ ăn. Do chúng giàu lipit, các chất chống oxy bảo vệ bé. Tuy nhiên, ở Việt Nam chất lượng khẩu phần ăn hàng ngày vẫn chưa cao, nên mẹ cần ưu tiên cho bé sử dụng các loại protein tốt tới từ động vật. Có thể thêm 1 số bữa hạt từ bơ đậu phộng, đậu hà lan, đậu lăng, đậu xanh....nhưng nguồn cung cấp protein chính vẫn phải tới từ động vật.

Các loại thức phẩm cắt theo hình ngón tay

Mẹ có thể thử làm cơm nắm cỡ nhỏ, bánh mì nướng, mì ống. Hoặc mẹ cũng có thể cho bé ăn các loại sinh tố (chuối, xoài, bơ, lê). Ngoài ra, chuẩn bị cho bé các loại soup rau củ để tăng tính đa dạng cho thực đơn và thực phẩm hàng ngày cũng là một giải pháp vô cùng tốt.

Các loại quả và hạt

Thông thường các loại hạt thường có kích thước nhỏ. Nhiều mẹ rất dễ chủ quan cho bé dùng trực tiếp ngay và gây ra tình trạng nghẹn, hóc thực phẩm vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, để cho bé sử dụng an toàn mẹ hãy chắc chắn rằng các loại hạt cung cấp cho bé đã được loại bỏ các phần không ăn được (phần vỏ cứng bên ngoài) và chế biến dưới dạng xay, bơ, phù hợp cho bé. Các loại thực phẩm nguyên hạt nên được giới thiệu muộn khi bé trên 5 tuổi.

Bé từ 7 - 9 tháng tuổi

Bé cần được cung cấp 3 bữa cháo mỗi ngày. Mẹ cần cho trẻ đủ cả 3 nhóm chất protein, lipit, carbohydrate trong mỗi bữa ăn.

Đối với các bé từ 9 - 11 tháng

Trẻ có thể tham gia cùng bữa ăn hàng ngày với gia đình. Trong trường hợp đó, mẹ chú ý hãy cắt nhỏ thực phẩm thành những miếng nhỏ, vừa đầu ngón tay cho bé ăn nhé.

Trong độ tuổi này, nhiều trẻ vẫn cần có thêm ít nhất 3 bữa sữa và một bài bữa phụ tráng miệng bằng sữa chua và/hoặc trái cây.

Trẻ trên 1 tuổi

Phần lớn trẻ có thể ăn bất cứ thứ gì mà cả nhà mình ăn, thậm chí bé còn có thể tham gia ăn cùng bàn ăn với gia đình mình luôn đó ạ. Trong giai đoạn này, một ngày của bé sẽ bao gồm 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ sữa.

Thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặm

Mặc dù, việc cho bé ăn đa dạng thực phẩm là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên bạn cũng cần phải tránh 1 số thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho bé. Chúng bao gồm các loại thực phẩm sau:

Mật ong

Không nên cho trẻ dùng mật ong khi trẻ chưa đủ 12 tháng. Mật ong sẽ là yếu tố nguy cơ khiến bé dễ mắc dị ứng thực phẩm sơ sinh.

Trứng chưa nấu chín

Trong thành phần của trứng chưa chín có chứa vi khuẩn Salmonelle bacteria. Chúng là một loại vi khuẩn gây hại cho đường ruột của bé cùng nhiều biến chứng nặng nề như: viêm cơ tim, viêm phổi, viêm tụy tạng....

Các loại sữa, sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng

Quá trình tiệt trùng ở nhiệt độ cao sẽ giết chết vi khuẩn trong sữa - những yếu tố có thể gây hại cho bé.

Các loại thực phẩm, đồ uống nhiều đường, muối, thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm này thường rất nghèo dinh dưỡng. Đường có thể là nguyên nhân gây sâu răng, hỏng men răng của bé. Thận của trẻ cũng có thể bị gây hại bởi các thực phẩm quá nhiều muối. Vì vậy, cách tốt nhất đó là mẹ hãy tránh các thực phẩm nhiều muối này ngay trong bữa ăn hàng ngày của cả gia đình.

Các loại hạt nguyên cám

Theo các chuyên gia khuyến cáo, không nên cho trẻ dưới 5 tuổi sử dụng các loại hạt nguyên cám. Chúng làm tăng nguy cơ bị hóc ở trẻ. Đồng thời trong thành phần của các hạt nguyên cám cũng chứa rất nhiều phytat làm giảm hấp thu canxi, sắt của trẻ.

Các thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp

Con của mẹ cần có chất béo để có thể phát triển đầy đủ về trí não, nội tiết, cấu trúc. Chất béo cũng là thành phần không thể thiếu trong bát cháo của trẻ nếu mẹ muốn bé tăng được cân.

Cách ăn dặm cho bé - Thật dễ cho mẹ

Chắc chắn để cho bé ăn dặm khỏe mạnh và phát triển toàn diện là một điều không hề đơn giản. Vì vậy, có thể mẹ sẽ cần tới các mẹo sau đây từ PinkSpoon đó:

Thông thường các bé sẽ thích vị ngọt hơn

Mẹ nên giới thiệu các loại rau trước các loại trái cây đặc biệt là các loại trái cây có vị ngọt để tránh tình trạng bé từ chối ăn rau.

Cho trẻ sử dụng được càng nhiều món ăn càng tốt

Trong nguyên tắc dinh dưỡng có một nguyên tắc mà PinkSpoon muốn chia sẻ tới mẹ đó là "không có thực phẩm tốt nhất, chỉ có bữa ăn tốt nhất". Điều này có nghĩa là trong bữa ăn của bé mẹ cần phối hợp nhiều loại thực phẩm để tận dụng tối đa được các chất dinh dưỡng trong từng loại thực phẩm.

Nếu trẻ có biểu hiện từ chối 1 loại thực phẩm, mẹ có thể trộn nó với món mà trẻ thích. Sau đó, tăng từ từ lượng này tới khi bé đã hoàn toàn quen với mùi vị của chúng.

Không ép trẻ ăn quá nhiều so với lượng mà chúng muốn

Thông thường, trẻ sẽ tự dừng lại nếu chúng cảm thấy rằng mình đã no.

Cho trẻ thời gian thư giãn trong bữa ăn, có thể chơi đùa với món ăn. Điều này sẽ khuyến khích trẻ chấp nhận và có những kỉ niệm tốt về việc ăn uống.

Lên kế hoạch thực phẩm cho bé

Nếu bạn quá bận rộn và không có thời gian chuẩn bị thực phẩm cho bé mỗi ngày. Một kế hoạch chuẩn bị thực phẩm và thực đơn cho bé trong tuần là vô cùng cần thiết. Mẹ có thể chia nhỏ các phần thực phẩm và bảo quản chúng trong ngăn đá tủ lạnh.

Lưu ý về cách ăn dặm cho bé

Cách cho bé ăn dặm bị dị ứng thực phẩm

Kết quả hình ảnh cho allergy

Mặc dù việc cho trẻ ăn đa dạng trong các bữa là rất quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là yếu tố nguy cơ khiến trẻ gặp dị ứng.

Nguy cơ này thường cao hơn ở những trẻ có tiền sử gia đình mắc dị ứng thực phẩm hoặc những trẻ bị Eczema.

Có một vài nghiên cứu quan sát thấy rằng: Việc cho bé ăn dặm sớm (từ tháng thứ 4) có thể giúp giảm nguy cơ mắc dị ứng thức ăn như bệnh Celiac đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu tiếp theo để chứng minh được nhận định này là chính xác.

Do vậy mẹ có thể cho trẻ thử các loại thức ăn riêng biệt trong giai đoạn đầu và ăn đa dạng phối trộn nhiều loại thức ăn khác nhau khi đã chắc chắn bé không dị ứng với chúng.

Nếu bé có các biểu hiện dị ứng với các thực phẩm. Hãy đảm bảo bé được tới gặp bác sĩ nhi khoa khám và tư vấn về tình trạng này.

Cách cho bé ăn dặm bị nghẹn, sặc thức ăn

Kết quả hình ảnh cho trẻ nghẹn

Nghẹn, hóc thức ăn là tình trạng rất phổ biến khi bé bắt đầu ăn dặm. Nếu trẻ không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Một số mẹo giúp mẹ tình trạng này cho bé:

  • Để bé ngồi thẳng trong khi ăn
  • Không để các vật dụng dễ khiến bé bị sao nhãng trong quá trình ăn như: tivi, điện thoại, ipad...
  • Tránh cho bé dùng các thực phẩm dễ bị hóc như: các loại hạt, nho, ngô, việt quất và thịt, cá cắt hình tròn.
  • Không bắt trẻ ăn quá nhiều thực phẩm trong 1 bữa.

Lời kết

Kết quả hình ảnh cho note to weaning

Ăn dặm là một quá trình quan trọng và khó khăn đối với bé. Trẻ phải chuyển từ bú mẹ và sữa công thức sang các loại thực phẩm rắn.

Kể cả là mẹ quyết định cho bé ăn dặm theo phương pháp bé tự chỉ huy hay phương pháp truyền thống hoặc cả 2 phương pháp này. Mẹ cũng nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi.

Khi mới bắt đầu, các nhóm thực phẩm cần thiết với trẻ bao gồm: Ngũ cốc, rau xanh, trái cây sau đó mới là các nhóm thực phẩm khác.

Tránh cho bé dùng các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng, nghẹn, hóc.

Cách cho bé ăn dặm tốt nhất đó là: Hãy để trẻ có có thể thư giãn trong khi ăn. Cho bé tự do khám phá đồ ăn, đừng bắt bé ăn quá nhiều. Và đặc biệt, hãy cho bé ngồi ăn cùng gia đình mẹ nhé.

Bài viết liên quan:

6 Loại Thực Phẩm Bổ Sung Canxi Cho Bé Giúp Con Phát Triển Vượt Trội

Canxi là một chất dinh dưỡng mà tất cả các sinh vật sống trên trái đất đều cần bao gồm cả con người. Ở người, canxi có thể chiếm đến 2% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm 40% trọng lượng của tất cả các loại vi chất cộng lại. Vậy canxi có vai trò gì đối với chúng ta? Cần bổ sung bao nhiêu canxi 1 ngày là đủ? Nhiều mẹ có thói quen bổ sung canxi cho bé từ thuốc hoặc thực phẩm để giúp con cao lên, điều này có đúng không? Cần chọn thực phẩm bổ...

Sữa Chua Cho Bé 6 Tháng - Mẹ Đã Chọn Đúng Loại Cho Bé Chưa?

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và đang bắt đầu ăn dặm? Hệ tiêu hóa của bé chưa tốt nên mẹ muốn bổ sung thêm sữa chua cho bé 6 tháng mà không biết có an toàn không? Chọn sữa chua cho bé 6 tháng cần lưu ý gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Pinkspoon. Khi nào bé có thể ăn được sữa chua?   Mặc dù có rất nhiều bác sĩ đưa ra lời khuyên là: chỉ nên cho bé ăn sữa chua khi bé được 9 - 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất...

Cách Nấu Cháo Rây Cho Bé Ăn Dặm Chuẩn Mẹ Nhật

Mẹ đang muốn cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhưng không biết cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm như thế nào? Cho bé dùng cháo rây có những ưu điểm, nhược điểm gì? Cách nấu chúng có khó không? Có cách nào để nấu cháo rây thật nhanh cho mẹ bận rộn không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pinkspoon để có được câu trả lời mẹ nhé! Khi nào bé có thể bắt đầu ăn cháo rây?   Giai đoạn từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi được 2...

Phương Pháp Easy Cho Trẻ Sơ Sinh - Con Dao 2 Lưỡi Mẹ Cần Thay Đổi

Mẹ đã nhiều lần bắt gặp cụm từ "nuôi con theo phương pháp easy" ở các Hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm, cách chăm sóc bé hiệu quả nhất? Mẹ chưa biết EASY là phương pháp như thế nào? Chúng có những ưu, nhược điểm gì? Phương pháp easy cho trẻ sơ sinh có thật sự tốt và phù hợp cho bé yêu của mẹ hay không? Nếu cho bé theo easy thì cần sinh hoạt theo giờ giấc như thế nào? Hãy cùng Pinkspoon khám phá ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé. Phương pháp EASY cho trẻ sơ...

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Không Thể Thiếu

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và sẵn sàng bắt đầu ăn dặm? Mẹ loay hoay không biết cần chuẩn bị cho con những gì? Những dụng cụ ăn dặm cho bé nào sẽ cần thiết trong giai đoạn này?Tất cả sẽ được bật mí với mẹ trong bài viết dưới đây. Thực sự nếu bây giờ mẹ tìm mua trên mạng hoặc các siêu thị ăn dặm cho bé sẽ thấy có một thế giới dụng cụ đồ ăn dặm. Nhiều mẹ có bé đầu nên rất rối mua quá nhiều dẫn tới thừa thãi, lãng phí....

5 Món Cháo Giúp Bé Tăng Cân Tăng Cao Hiệu Quả Mẹ Đừng Bỏ Qua!

Cân nặng luôn là thước đo quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con người đặc biệt là ở trẻ em. Thông qua việc tăng cân của bé mẹ có thể biết được: tốc độ phát triển của con có đạt hay không, chế độ dinh dưỡng cho bé đã hợp lý hay chưa. Chính vì vậy, bé chậm tăng cân nên ăn uống như thế nào? Danh sách những món cháo giúp bé tăng cân luôn là những câu hỏi mà nhiều mẹ đặt ra. Bé yêu của mẹ có thiếu cân không? Thiếu cân là kết quả...

Cháo Hạt Sen Cho Bé Ăn Dặm - Vệ Sĩ Giúp Bé Tiêu Diệt Biếng Ăn

Hạt sen là một trong những loại hạt bổ dưỡng phổ biến trên toàn thế giới đặc biệt là các nước Châu Á. Chúng không chỉ tốt với người lớn mà còn có rất nhiều lợi ích với trẻ nhỏ. Trong bài viết này mẹ hãy cùng Pinkspoon khám phá xem hạt sen có tác dụng gì với bé? Bé mấy tháng có thể ăn được cháo hạt sen? Cách chuẩn bị 1 bữa cháo hạt sen cho bé ăn dặm như thế nào? mẹ nhé! 4 lợi ích của hạt sen với bé yêu Hạt sen có rất nhiều lợi ích...

Mẹ Bầu Cần Bổ Sung Gì? Cách Chọn Thuốc Bổ Bà Bầu

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe phụ nữ trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung đầy đủ các chất trong giai đoạn này không những là yếu tố quyết định cho sức khỏe bà mẹ mà còn cho sự hình thành, phát triển của thai nhi. Vậy mẹ bầu cần ăn uống như thế nào? Bổ sung những chất gì để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh? Làm sao để chọn được loại thuốc bổ bà bầu...
Lên đầu trang
Pinkspoon Pinkspoon Pinkspoon
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng