Tập Cho Bé Ăn Dặm Blw Đơn Giản Cực Kì!

Bé của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi - cần phải ăn dặm và mẹ biết tới ăn dặm bé tự chỉ huy? Nhưng mẹ chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Cho bé ăn những gì ? Tập cho bé ăn dặm blw như thế nào giúp bé hình thành các thói quen ăn uống tốt về sau đây?

Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải quyết "sạch sành sanh" những câu hỏi này.

Chưa hết đâu mẹ ạ. PinkSpoon còn giúp mẹ biết được trong thời gian đầu tập cho bé ăn dặm thì những loại thức ăn nào là an toàn. Loại nào sẽ là “super Food” cho bé trong giai đoạn này nữa đó ạ.

Còn chần chừ gì nữa chúng ta bắt đầu ngay thôi nào.

Ăn dặm bé tự chỉ huy là gì?

Bé tự chỉ huy hay ăn dặm blw là phương pháp ăn dặm phổ biến tại các nước Châu Âu. Mẹ sẽ cung cấp cho bé các thực phẩm chín có kích thước bằng ngón tay và để chúng tự khám phá đồ ăn, tự lấy thức ăn để ăn.

cách tập cho bé ăn dặm

Phương pháp này giúp bé có thể ăn các thức ăn thô, đặc nhanh và tốt hơn so với phương pháp đổ thìa truyền thống thông thường.

Ăn dặm blw dạy cho trẻ cách tự nhai, nuốt thức ăn. Nó cũng cho trẻ cơ hội được tự lựa chọn loại thực phẩm mà trẻ thích ăn.

Cụ thể phương pháp này có những ưu, nhược điểm như thế nào mẹ đọc tiếp các phần tiếp theo của bài viết nhé.

Ưu điểm của ăn dặm bé tự chỉ huy

Ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW) giúp hình thành các thói quen ăn uống tốt ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Điều này sẽ là nền tảng giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ và phòng ngừa bệnh tật khi trưởng thành.

Bé được ăn dặm theo phương pháp blw có thể tự cảm nhận được các cảm giác no và đói tốt hơn so với các phương pháp ăn đổ thìa.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ ăn dặm theo phương pháp ăn dặm blw sẽ giảm nguy cơ béo phì khi trưởng thành. Ba mẹ cũng sẽ giảm được thời gian chăm sóc trẻ. Khi mà mẹ không cần phải chuẩn bị các món ăn nghiền hay mua các loại đồ ăn đặc biệt cho bé.

Các thực phẩm được giới thiệu trong ăn dặm blw chủ yếu đều là các món ăn thông thường trong bữa ăn hàng ngày của gia đình.

Nhược điểm của ăn dặm bé tự chỉ huy

Những trẻ theo phương pháp ăn dặm blw có xu hướng ăn mặn và ngọt hơn so với các bé ăn dặm truyền thống đổ thìa. Bởi bé được làm quen với bữa ăn gia đình, các món ăn có trong gia đình hàng ngày từ sớm như: bánh mì, phô mai, xúc xích...các thực phẩm này thông thường đều có chứa 1 lượng muối nhất định mà mẹ rất khó để kiểm soát.

Giải pháp: Trong quá trình chế biến, nấu ăn cho trẻ mẹ mẹ không nên thêm gia vị khi bé chưa đạt 12 tháng. Kiểm tra kĩ nhãn thực phẩm mà mẹ chọn cho bé ăn để kiểm soát lượng muối cho trẻ, ngay kể cả nước mắm. Các loại nước mắm có nồng độ đạm cao rất dễ làm bé bị rồi loạn tiêu hóa và tăng nguy cơ suy thận sau này.

Có thể vừa cho bé ăn dặm blw vừa ăn dặm theo cách truyền thống?

Mỗi phương pháp ăn dặm đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy nếu mẹ muốn kết hợp cả 2 phương pháp ăn dặm này cho bé thì hoàn toàn có thể thực hiện được. Thực tế đây còn là 1 ý tưởng rất tuyệt. Rất nhiều mẹ đã thành công khi cho bé áp dụng cả 2 phương pháp này.

Nó giúp khắc phục nhược điểm chậm ăn thô của ăn dặm truyền thống và chậm tăng cân của ăn dặm bé tự chỉ huy.

Cho bé thử đồng thời nhiều loại phương pháp ăn dặm và đa dạng các loại thực phẩm sẽ là bước chuẩn bị tốt cho sức khỏe của bé và khả năng ăn đa dạng thực phẩm sau này.

Bé có cần bú mẹ hay uống thêm sữa công thức không?

Kết quả hình ảnh cho weaning

Trong những tháng đầu tiên trẻ khám phá đồ ăn chúng chỉ có thể ăn được 1 lượng rất ít. Do đó chủ yếu bé sẽ chơi với đồ ăn hơn là ăn.

6 tháng đầu, phần lớn năng lượng và các chất dinh dưỡng trẻ vẫn sẽ được nhận từ sữa mẹ và sữa công thức. Cho tới 1 tuổi, sữa vẫn tiếp tục đóng vai trò cực kì quan trọng.

Đặc biệt trong phương pháp ăn dặm blw, lượng thức ăn trẻ ăn được đã ít hơn so với ăn thức ăn nghiền rất nhiều thì sữa lại càng quan trọng vớ bé hơn.

Trong suốt quá trình ăn dặm, lượng sữa của bé được khuyến nghị là 500ml/ngày. Khi bé lớn hơn lượng sữa có thể dao động từ 250 – 400ml/ngày.

Dị ứng thực phẩm

Nghiên cứu mới nhất cho rằng không nên hạn chế các thức ăn có nguy cơ dị ứng với trẻ. Thay vào đó cần cho trẻ tiếp xúc với chúng càng sớm càng tốt. Đặc biệt là trong những ngày đầu bé ăn dặm.

Một số thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như: trứng, sữa, các loại cá, hải sản, đậu nành, lúa mì và vừng.

Cách tốt nhất để phát hiện dị ứng cho bé đó là mẹ cho bé thử 1 lượng nhỏ từng thực phẩm một. Sau đó theo dõi cẩn thận các biểu hiện sau ăn của trẻ.

Nếu bé có dị ứng mẹ có thể nhận thấy một số triệu chứng như:

  • Khó thở, khó nuốt
  • Ngứa
  • Phát bạn

Những triệu chứng này có thể xuất hiện trong vài phút, vài giờ thậm chí là tới ngày hôm sau trên cơ thể bé.

Nếu bạn nghi ngờ trẻ có dị ứng hoặc có nguy cơ cao dị ứng với một loại thực phẩm nào đó. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có nên cho bé ăn loại thức ăn đó hay không.

Tập cho bé ăn dặm an toàn

Một số mẹo nhỏ giúp mẹ tập cho bé ăn dặm mẹ có thể tham khảo như sau:

  1. Hãy chắc chắn rằng khi bé ăn bé luôn có người lớn ở bên cạnh mọi lúc mọi nơi.
  2. Bắt đầu với những thực phẩm mềm, dễ nhai, cỡ ngón tay sẽ phù hợp với bé.
  3. Để bé tự kiểm soát lượng ăn và tự ăn theo cách của mình.
  4. Tránh các thực phẩm có hình tròn hoặc hình đồng xu, thực phẩm quá dính...
  5. Tránh cho bé dùng các loại thực phẩm dễ nghẹn, hóc như nho, xúc xích, bỏng ngô, bơ, hạt dẻ.....

Làm thế nào để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm?

Kết quả hình ảnh cho weaning

Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn từ từ từng chút một. Chọn thời điểm phù hợp để bé dễ dàng chấp nhận một chế độ ăn mới.

Lúc đầu, bé có thể không chịu ăn mà chỉ chơi đùa với thức ăn mà thôi. Mẹ có thể tham khảo một số mẹo sau để giảm bớt tình trạng này.

  1. Hãy chắc chắn rằng tư thế của bé là chính xác: Ngồi thẳng và thoải mái. Một chiếc ghế ăn dặm sẽ là trợ thủ đắc lực cho bé trong trường hợp này.
  2. Không để bé ngồi gần tivi, máy tính, đồ chơi... Những thứ này sẽ khiến bé bị phân tâm, mất tập trung và không chú ý vào bữa ăn.
  3. Chuẩn bị sẵn 1 tấm vải to để lót ngay dưới khu vực bé ăn. Có thể mẹ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi khi phải thu dọn đống lộn xộn sau khi bé ăn xong 1 bữa đó.
  4. Đặt thức ăn ngay trên bàn ăn dặm trong tầm với của bé để chúng có thể cầm và ăn được.
  5. Dùng dao để cắt thức ăn thành các khối hình chữ nhật vừa ăn. Tốt nhất nên bằng ngón tay của trẻ.
  6. Để bé tự kiểm soát và lựa chọn thức ăn mà chúng muốn. Tự quyết định xem món nào nên ăn trước và thứ tự như thế nào.

Ăn dặm là một trải nghiệm thú vị cho cả mẹ và bé. Điều này sẽ giúp tình cảm giữa mẹ và bé cũng như cả gia đình trở nên khăng khít hơn. Vì vậy, mẹ cứ thoải mái và đừng biến bữa ăn dặm của bé trở thành 1 cuộc chiến.

Thức ăn đầu tiên khi tập cho bé ăn dặm

Khác với các quan điểm trước đây, bạn không cần phải cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm riêng biệt trong một vài tuần đầu tiên. Trên thực tế, việc này còn dễ khiến bé gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa.

Điều quan trọng nhất đó là cần phải cân bằng bữa ăn ngay từ đầu, ngay khi những hương vị đầu tiên được giới thiệu tới bé.

Hương vị đầu tiên khi cho bé tập ăn dặm

Theo hiệp hội dinh dưỡng Nhi khoa, nên cho bé ăn các loại rau trước. Bởi đa số người trưởng thành sẽ có vị giác hơi ngọt một chút và sẽ có thiên hướng thích đồ ngọt. Cho bé sử dụng rau sẽ làm hạn chế khả năng này. Chúng cũng gần như là một loại thuốc tiêu hóa đối với trẻ.

Tuy nhiên, rau quả thường chỉ chứa các loại vitamin và chất khoáng. Mà không bao gồm những chất sinh năng lượng cho trẻ.

Do đó, mẹ cho bé làm quen với rau trước nhưng không nên kéo dài quá 1 tuần đâu mẹ nhé. Để có thể chuyển từ việc bé chỉ ăn 1 bữa 1 ngày (6 tháng) lên thành 3 bữa/ngày (bé 8 tháng) thì việc xem xét sao cho cân bằng bữa ăn và tăng dần bữa ăn lên như thế nào là vô cùng cần thiết.

Một kế hoạch về bữa ăn của trẻ sẽ là điều cực kì cần thiết.

Kế hoạch cho bữa ăn khi mới tập cho bé ăn dặm

Kế hoạch bữa ăn cho bé

Xây dựng bữa ăn cho bé là một quá trình gồm 3 phần.

Trước tiên, bạn cần bắt đầu với 1 loại thực phẩm cung cấp chất đạm protein (thường là các loại thịt). Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt dê... sẽ là nguồn cung cấp sắt rất tốt. Sắt trong nó cũng là dạng sắt hem cực kì dễ hấp thu.

Tiếp theo, mẹ cần thêm rau và trái cây cho trẻ. Đây là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng chính cho bé trong thời gian này đặc biệt là vitamin C. Bổ sung vitamin C trong khẩu phần sẽ giúp hỗ trợ khả năng hấp thụ sắt. Đồng thời tăng sức đề kháng cho bé.

Cuối cùng, bạn sẽ cần một nguồn cung cấp năng lượng cho bé. Chúng thường sẽ là các loại carbohydrate (gạo, bột ngũ cốc, khoai, ngô...) cùng với chất béo (dầu, mỡ).

Danh sách các thức ăn đầu tiên bé có thể dùng

Đối với bé trong thời gian đầu tập ăn dặm, phần lớn đếu sẽ chưa có răng. Nên chọn các loại thực phẩm mềm để bé có thể dễ dàng ăn được.

Rau củ quả

Kết quả hình ảnh cho vegetable

Hấp rau là cách tốt nhất để hạn chế tối đa lượng vitamin bị mất đi trong quá trình nấu ăn. Rau cần được nấu chín kĩ, mềm. Kích thước của rau cũng phải được cắt cho phù hợp.

Một số loại rau tốt cho bé ăn dặm blw bao gồm:

  • Bông cải xanh (có cuống để giữ)
  • Cà rốt
  • Bí đao
  • Khoai lang
  • Rau mùi tây
  • Đậu xanh
  • Súp lơ

Trái cây

Kết quả hình ảnh cho fruit

Chọn các loại quả mềm, chín. Các trái cây không nên có chiều dài dưới 5cm để trẻ có thể dễ dàng cầm nắm được.

Để cho bé dễ dàng cầm hơn một số loại quả như dưa, bơ, chuối bạn có thể để lại phần vỏ ngoài. Tuy nhiên, việc này cũng không được khuyến khích nhiều do trẻ rất dễ hóc phải vỏ các loại quả này.

Bạn cũng có thể cuộn các miếng trái cây mềm lại thành hình ngón tay như các loại thực phẩm cắt. Trộn chúng với bột hạnh nhân, bột yến mạch sẽ làm cho chúng dễ dàng cầm nắm hơn đó.

Một lưu ý nho nhỏ nữa, đó là với các loại quả có hạt mẹ cũng cần phải bỏ hạt cho bé. Không cho bé ăn các loại quả có hình tròn kích thước quá nhỏ dễ gây nghẹn, sặc như nho.

Một số gợi ý về trái cây đầu tiên cho bé:

  • Chuối
  • Đào chín mềm
  • Dưa
  • Xoài chín
  • Kiwi

Trái cây cứng hơn bạn vẫn có thể cho bé ăn. Nhưng chúng sẽ cần phải được nấu chín trước khi cho bé sử dụng.

  • Táo

Thịt và cá

Những loại thịt như thịt gà nướng thái hình ngón tay. Nhiều người ủng hộ việc dùng thịt gà cả xương( như phần đùi) cho bé dễ cầm nhưng nguy cơ bé hóc xương là rất cao. Nên ở đây PinkSpoon khuyến cáo là mẹ không nên dùng nhé.

Cá cắt thành từng khúc hình chữ nhật hoặc vuông khoảng 1 inch. Có thể cho bé dùng các loại cá nước ngọt hoặc cá ngừ, cá hồi... đều được.

Thịt viên, xúc xích, thực phẩm chế biến sẵn nên được hạn chế và chỉ cho bé ăn 1 lượng nhỏ để hạn chế lượng muối bé ăn vào trong giai đoạn này. Bảo vệ khẩu vị cho trẻ.

Sữa và các chế phẩm

  • Sữa
  • Sữa chua
  • Phô mai

Sữa chua là một thực phẩm tuyệt vời cho bé khi áp dụng phương pháp ăn dặm blw. Mẹ có thể cho bé dùng sữa chua vào tháng thứ 7.

Trứng

Đối với bé ăn dặm trứng là sản phẩm bổ dưỡng. Trứng cũng được coi là một loại protein chuẩn - như sữa. Do chúng chứa đầy đủ 9 loại acid amin thiết yếu với tỉ lệ cân đối.

Mẹ có thể cho bé dùng:

  • Trứng luộc
  • Trứng rán
  • Trứng cuốn với sữa hoặc kem
  • Bánh trứng

Chất bột đường

Bạn có thể cho bé dùng một số loại thực phẩm cung cấp chất bột đường cho trẻ như:

  • Bánh mì nướng (cắt nhỏ với kích thước phù hợp).
  • Mì ống
  • Bánh kếp
  • Khoai lang nướng cắt miếng
  • Bột ngũ cốc

Chất béo - dầu ăn

Trẻ sơ sinh có tốc độ phát triển rất nhanh đòi hỏi cần được cung cấp các sản phẩm giàu năng lượng. Mà cách đơn giản nhất để tăng năng lượng cho bé đó là mẹ bổ sung thêm mỡ (dầu ăn).

Mẹ nên kết hợp đồng thời cả mỡ động vật và dầu thực vật trong bữa ăn hàng ngày của bé. Dùng mỡ cá sẽ tốt hơn mỡ gà và mỡ lợn. Dùng các loại dầu ăn có bổ sung đồng thời nhiều loại hạt sẽ tốt hơn là chỉ dùng dầu ăn chỉ của 1 loại hạt duy nhất.

Thực phẩm nên tránh khi tập cho bé ăn dặm

Mật ong

Mẹ không nên cho bé ăn mật ong trước 12 tháng tuổi. Trong mật ong có chứa 1 loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc cho trẻ.

Thực phẩm nhiều đường, muối, thực phẩm chế biến sẵn

Kết quả hình ảnh cho fast food

Cho bé dùng 1 lượng lớn muối khi còn bé sẽ làm ảnh hưởng tới vị giác của chúng. Nó cũng không hề tốt với thận của trẻ. Kiểm tra bao bì và nồng độ muối trong đó sẽ là cách lựa chọn thông minh.

Thực phẩm nhiều đường sẽ làm trẻ có nguy cơ sâu răng và béo phì sau này.

Sữa tươi

Các loại sữa tươi không được khuyến khích sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đó gần như không thể đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, mẹ có thể sử dụng chúng trong việc chế biến các món ăn, món bánh của trẻ.

Các sản phẩm tách béo

Trẻ cần chất béo để phát triển trí não, cân nặng... vì vậy cho bé sử dụng các sản phẩm tách béo quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới các chức năng này.

Kết luận

Hình ảnh có liên quan

PinkSpoon hy vọng sau bài viết này mẹ đã có thêm thật nhiều mẹo giúp bé nhà mình ăn dặm hiệu quả hơn.

Đừng quên comment, inbox cho tụi mình nếu mẹ có bất cứ câu hỏi nào nhé.

Hẹn gặp lại các mẹ trong các bài viết tiếp theo của PinkSpoon.

Bài viết liên quan:

6 Loại Thực Phẩm Bổ Sung Canxi Cho Bé Giúp Con Phát Triển Vượt Trội

Canxi là một chất dinh dưỡng mà tất cả các sinh vật sống trên trái đất đều cần bao gồm cả con người. Ở người, canxi có thể chiếm đến 2% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm 40% trọng lượng của tất cả các loại vi chất cộng lại. Vậy canxi có vai trò gì đối với chúng ta? Cần bổ sung bao nhiêu canxi 1 ngày là đủ? Nhiều mẹ có thói quen bổ sung canxi cho bé từ thuốc hoặc thực phẩm để giúp con cao lên, điều này có đúng không? Cần chọn thực phẩm bổ...

Sữa Chua Cho Bé 6 Tháng - Mẹ Đã Chọn Đúng Loại Cho Bé Chưa?

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và đang bắt đầu ăn dặm? Hệ tiêu hóa của bé chưa tốt nên mẹ muốn bổ sung thêm sữa chua cho bé 6 tháng mà không biết có an toàn không? Chọn sữa chua cho bé 6 tháng cần lưu ý gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Pinkspoon. Khi nào bé có thể ăn được sữa chua?   Mặc dù có rất nhiều bác sĩ đưa ra lời khuyên là: chỉ nên cho bé ăn sữa chua khi bé được 9 - 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất...

Cách Nấu Cháo Rây Cho Bé Ăn Dặm Chuẩn Mẹ Nhật

Mẹ đang muốn cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhưng không biết cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm như thế nào? Cho bé dùng cháo rây có những ưu điểm, nhược điểm gì? Cách nấu chúng có khó không? Có cách nào để nấu cháo rây thật nhanh cho mẹ bận rộn không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pinkspoon để có được câu trả lời mẹ nhé! Khi nào bé có thể bắt đầu ăn cháo rây?   Giai đoạn từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi được 2...

Phương Pháp Easy Cho Trẻ Sơ Sinh - Con Dao 2 Lưỡi Mẹ Cần Thay Đổi

Mẹ đã nhiều lần bắt gặp cụm từ "nuôi con theo phương pháp easy" ở các Hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm, cách chăm sóc bé hiệu quả nhất? Mẹ chưa biết EASY là phương pháp như thế nào? Chúng có những ưu, nhược điểm gì? Phương pháp easy cho trẻ sơ sinh có thật sự tốt và phù hợp cho bé yêu của mẹ hay không? Nếu cho bé theo easy thì cần sinh hoạt theo giờ giấc như thế nào? Hãy cùng Pinkspoon khám phá ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé. Phương pháp EASY cho trẻ sơ...

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Không Thể Thiếu

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và sẵn sàng bắt đầu ăn dặm? Mẹ loay hoay không biết cần chuẩn bị cho con những gì? Những dụng cụ ăn dặm cho bé nào sẽ cần thiết trong giai đoạn này?Tất cả sẽ được bật mí với mẹ trong bài viết dưới đây. Thực sự nếu bây giờ mẹ tìm mua trên mạng hoặc các siêu thị ăn dặm cho bé sẽ thấy có một thế giới dụng cụ đồ ăn dặm. Nhiều mẹ có bé đầu nên rất rối mua quá nhiều dẫn tới thừa thãi, lãng phí....

5 Món Cháo Giúp Bé Tăng Cân Tăng Cao Hiệu Quả Mẹ Đừng Bỏ Qua!

Cân nặng luôn là thước đo quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con người đặc biệt là ở trẻ em. Thông qua việc tăng cân của bé mẹ có thể biết được: tốc độ phát triển của con có đạt hay không, chế độ dinh dưỡng cho bé đã hợp lý hay chưa. Chính vì vậy, bé chậm tăng cân nên ăn uống như thế nào? Danh sách những món cháo giúp bé tăng cân luôn là những câu hỏi mà nhiều mẹ đặt ra. Bé yêu của mẹ có thiếu cân không? Thiếu cân là kết quả...

Cháo Hạt Sen Cho Bé Ăn Dặm - Vệ Sĩ Giúp Bé Tiêu Diệt Biếng Ăn

Hạt sen là một trong những loại hạt bổ dưỡng phổ biến trên toàn thế giới đặc biệt là các nước Châu Á. Chúng không chỉ tốt với người lớn mà còn có rất nhiều lợi ích với trẻ nhỏ. Trong bài viết này mẹ hãy cùng Pinkspoon khám phá xem hạt sen có tác dụng gì với bé? Bé mấy tháng có thể ăn được cháo hạt sen? Cách chuẩn bị 1 bữa cháo hạt sen cho bé ăn dặm như thế nào? mẹ nhé! 4 lợi ích của hạt sen với bé yêu Hạt sen có rất nhiều lợi ích...

Mẹ Bầu Cần Bổ Sung Gì? Cách Chọn Thuốc Bổ Bà Bầu

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe phụ nữ trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung đầy đủ các chất trong giai đoạn này không những là yếu tố quyết định cho sức khỏe bà mẹ mà còn cho sự hình thành, phát triển của thai nhi. Vậy mẹ bầu cần ăn uống như thế nào? Bổ sung những chất gì để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh? Làm sao để chọn được loại thuốc bổ bà bầu...
Lên đầu trang
Pinkspoon Pinkspoon Pinkspoon
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng