Trong suốt những năm tháng đầu đời việc cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối về cả số lượng và chất lượng là cực kì quan trọng. Để đánh giá một trẻ đã được nuôi dưỡng đầy đủ hay chưa bác sĩ thường khuyên các mẹ theo dõi cân nặng cho con. Vậy làm sao để mẹ biết được con đã đạt đủ mức cân nặng khuyến nghị hay chưa? Bé có cần tăng hay giảm cân không? Cùng Pinkspoon khám phá ngay bảng cân nặng chuẩn cho bé mới nhất từ Tổ chức Y tế thế giới trong bài viết dưới đây mẹ nhé!
Trước hết mẹ cùng Pinks tìm hiểu xem tại sao việc theo dõi cân nặng cho các bé (đặc biệt là bé dưới 5 tuổi) lại quan trọng như vậy.
Tầm quan trọng của việc theo dõi cân nặng cho bé
Cân nặng của trẻ là một trong những thước đo quan trọng giúp bác sĩ, mẹ đánh giá được tình trạng dinh dưỡng cho trẻ. Trong những tháng đầu tiên, bé có thể tăng từ khoảng 5 - 7 ounce mỗi tuần (tương đương 0.2 - 0.3 kg). Bé trai có xu hướng tăng cân nhiều hơn bé gái. Nhưng hầu hết trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp đôi trọng lượng sơ sinh của chúng sau 5 tháng tuổi.
Trẻ đẻ non thường có nguy cơ có cân nặng sơ sinh thấp cao hơn so với trẻ đẻ đủ tháng. Vì vậy, chúng cần sự chăm sóc và hỗ trợ y tế nhiều hơn khi được sinh ra để bắt kịp cân nặng các trẻ khác trong vòng 24 tháng.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới cân nặng của bé
Cân nặng của con không chỉ phụ thuộc vào lượng thức ăn của con hàng ngày. Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới cân nặng của con:
Di truyền: Tình trạng dinh dưỡng của cha mẹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của con. Ba mẹ suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ mắc suy dinh dưỡng ở con.
Thời gian mang thai: Các bé sinh non thường có cân nặng sơ sinh thấp hơn so với trẻ sinh đủ tháng.
Dinh dưỡng khi mang thai: Một chế độ ăn uống lành mạnh trong khi mang thai giúp em bé của bạn phát triển trong bụng mẹ tốt hơn, đồng thời bé cũng dễ tăng cân hơn khi được sinh ra.
Thói quen sinh hoạt khi mang thai: Hút thuốc, uống rượu hoặc dùng các chất kích thích, thuốc khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu tới cân nặng khi sinh của bé.
Tình trạng sức khỏe của mẹ khi mang bầu: Các bệnh như: đái tháo đường, đái tháo đường thai kì, bệnh tim, tăng huyết áp và béo phì đều có thể ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ.
Thứ tự sinh: con đầu lòng có thể nhỏ hơn so với các bé sau
Số lượng em bé trong bụng mẹ: thông thường các bé sinh đôi hoặc sinh ba sẽ nhận được không gian và chất dinh dưỡng từ mẹ ít hơn so với các bé sinh một. Do đó, chúng thường dễ bị nhẹ cân.
Sức khỏe của bé: Điều này bao gồm các vấn đề như: dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng...
Nguy cơ cho trẻ thiếu cân
Em bé có thể gặp khó khăn khi tăng cân vì nhiều lý do. Bao gồm:
- Khó bú
- Không nhận đủ thức ăn hàng ngày
- Nôn
- Nhiễm trùng trước sinh
- Dị tật bẩm sinh
- Các bệnh lý khác: Trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy...
Bé tăng cân chậm có thể là một dấu hiệu sớm báo hiệu các vấn đề như: thiếu dinh dưỡng hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.
Không thể tăng cân ở trẻ nhỏ là một vấn đề đáng lo ngại. Vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mốc phát triển của bé. Nó cũng có thể tác động xấu đến hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, việc cho bé ăn quá nhiều tăng cân quá mức cũng không hề tốt.
Nguy cơ cho trẻ thừa cân
Nếu bạn bị đái tháo đường hoặc đái tháo đường thai kì, nguy cơ cao bạn sẽ sinh ra em bé có kích thước sơ sinh lớn (cân nặng sơ sinh của bé trên 4kg).
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia. Phụ nữ mang thai chỉ nên tặng từ 10 - 12kg trong quá trình mang thai. Bác sĩ có thể khuyên bạn tăng hoặc giảm cân nhiều hơn tùy vào cân nặng và sức khỏe trước khi mang thai.
Nếu bạn lo lắng rằng bé đạng bị thiếu cân hoặc thừa cân hãy nói với bác sĩ dinh dưỡng. Họ có thể cho bạn thấy tốc độ tăng trưởng của bé có nằm trong khoảng bình thường không và đề xuất các kế hoạch điều trị nếu cần thiết.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé mới nhất
Khi theo dõi quá trình tăng trưởng của trẻ, bác sĩ của bạn sẽ thường xuyên cần sử dụng một bảng chiều cao cân nặng từ CDC ( Trung tâm y tế dự phòng) nếu bạn sống ở Mỹ. Ở Việt Nam, bạn có thể theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ thông qua bảng chiều cao cân nặng của Tổ chức y tế thế giới (WHO).
Cách sử dụng bảng cân nặng chuẩn cho bé
Bảng cân nặng chuẩn cho bé được chia làm 2 giới nam và nữ trải dài từ 0 cho tới 10 tuổi.
Tại mỗi chỉ số sẽ được chia ra làm 3 mốc: trung bình, - 2SD, + 2SD.
Nếu cân nặng của bé nằm trong khoảng từ -2SD tới + 2SD là bình thường
Cân nặng của trẻ đạt dưới giá trị -2SD : Trẻ suy dinh dưỡng
Cân nặng của trẻ đạt trên giá trị +2SD: Trẻ thừa cân, nguy cơ béo phì.
Tóm lại
Cân nặng của bé là một trong nhiều chỉ số quan trọng giúp mẹ và bác sĩ theo dõi sự phát triển của trẻ. Tăng cân quá chậm hoặc quá nhanh đều gây hậu quả lâu dài cho sức khỏe nếu không được giải quyết. Vì vậy việc sử dụng bảng chiều cao cân nặng chuẩn để theo dõi hàng tháng cho bé là rất cần thiết.