Bé bị sốt mọc răng nên ăn gì? Là câu hỏi mà các mẹ thường xuyên thắc mắc khi nuôi con ăn dặm. Việc lựa chọn đúng loại thức ăn, cách chế biến sẽ giúp bé đỡ đau, nhanh hết sốt hơn.
Vậy cụ thể bẹ bị sốt mọc răng nên ăn gì? Chế biến như thế nào? Mời mẹ đọc ngay bài viết dưới đây của Pinkspoon
Con sẽ mọc răng như thế nào?
Thông thường trẻ sẽ có 20 chiếc răng sữa. Chúng bắt đầu mọc từ tháng thứ 6.Các mẹ có thể dowload biểu đồ mọc răng của con do Hiệp hội Nhi Khoa Hoa Kỳ xuất bản để theo dõi quá trình mọc răng của con.
Trẻ mọc răng sẽ có một số cá dấu hiệu sau:
- Chảy nước dãi
- Sưng, viêm nướu
- Khó ngủ
- Cố gắng cắn, nhai, mút mọi thứ
- Cáu gắt
- Thèm ăn
Chính các dấu hiệu như: sưng nướu, đau nướu, viêm... là nguyên nhân khiến bé không muốn ăn. Vì vậy mẹ cần chú ý chọn loại thức ăn phù hợp với từng giai đoạn mọc răng của con.
Chọn thực phẩm theo giai đoạn mọc răng của trẻ
Mỗi giai đoạn khác nhau, khả năng thích nghi với các loại thực phẩm cũng không giống nhau. Nếu ở giai đoạn đầu mới mọc răng, trẻ chỉ có thể ăn các loại thực phẩm ở dạng lỏng, sệt thì các giai đoạn sau khi răng mọc nhiều hơn, chắc hơn trẻ có thể ăn các thực phẩm rắn ở dạng mềm và khi mọc đủ răng là có thể ăn được các thức ăn như người lớn.
Khi trẻ mọc được 2 răng (khoảng 7 - 8 tháng)
Giai đoạn này trẻ thường bị đau, sưng nhức, viêm nướu, thậm chí loét khiến trẻ khóc nhiều, mệt mỏi gây chán ăn, dễ bị nhiễm trùng, vi khuẩn tích tụ. Vì vậy mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con.
Thời điểm này, mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng. Nếu thiếu sữa mẹ, có thể dùng thêm sữa công thức bằng muỗng, ca tập uống thay vì dùng bình.
Trẻ mọc được 4 răng ( 9 -10 tháng)
Giai đoạn này số lượng răng hàm trên ngày càng nhiều hơn so với hàm dưới. Các cơn đau và ngứa nướu cũng giảm dần.
Mẹ nên kích thích trẻ ăn nhiều hơn với các loại thực phẩm rắn, mềm để trẻ có thể tăng khả năng nhai. Thường xuyên luộc rau củ, tôm, đậu hũ giúp trẻ hấp thu vitamin và chất xơ.
Khi trẻ mọc được từ 8 - 12 răng
Trẻ lớn hơn, răng mọc nhiều hơn nên mẹ có thể tập thói quen ăn uống bằng thìa cho trẻ. Lợi dụng sự hào hứng khi ăn uống để trẻ không mắc nguy cơ biếng ăn.
Khi trẻ mọc được 12 - 20 răng sữa
Khi này hàm răng của trẻ gần như đã có đủ, trẻ có thể ăn được nhiều loại thực phẩm rắn và lỏng kết hợp. Khẩu vị của trẻ cũng dần thay đổi, mẹ hãy da dạng hóa các loại thức ăn trong bữa giúp trẻ tăng hứng thú ăn uống hơn.
Đặc điểm thực phẩm khi trẻ mọc răng nên ăn
Tùy từng thời điểm mọc răng và tình trạng sức khỏe giai đoạn này mà lựa chọn dạng đồ ăn dặm phù hợp nhất cho tẻ.
Cách chế biến thức ăn khi bé bị sốt mọc răng
Thực phẩm dạng xay nhuyễn: bởi trẻ đang trong giai đoạn tập ăn dặm nên bé thường muốn ăn những món có mùi vị gần giống sữa như bánh sữa, bánh ăn dặm... Đồng thời các món ăn phải mềm, dễ nuốt, phù hợp với độ tuổi của trẻ
Bé bị sốt mọc răng nên ăn gì?
Thông thường các loại thực phẩm lạnh (kem, hoa quả lạnh...) có thể giúp làm giảm bớt cơn đau răng. Tuy nhiên ở độ tuổi của con có thể vẫn chưa thể ăn được.
Một vài thực phẩm không lạnh cũng có tác dụng làm giảm viêm nướu như:
Bánh qui ăn dặm
Đây là loại thức ăn phù hợp với trẻ trên 1 tuổi. Vì hầu hết các loại sản phẩm chế biến sẵn đều sẽ chứa một lượng chất bảo quản nhất định và bánh quy cũng không ngoại lệ.
Để an toàn mẹ cũng có thể tự tay làm bánh quy ăn dặm cho con từ bột mì mà không cần thêm các chất phụ gia, chất bảo quản.
Bánh mì
Nên chọn các loại bánh có nguồn gốc hữu cơ, ít đường và không chứa chất bảo quản.
Trứng cuộn
Đây là thực phẩm bé dễ dàng dùng nướu để nhai. Đồng thời, hương vị của trứng cũng cực kì thơm ngon.
Súp
Các món soup như: soup khoai tây, soup gà, soup bí ngô.... bé đều có thể ăn được.
Bánh crepe
Bánh crepe mềm được làm từ chuối có tác dụng tốt với phần nướu đang vị viêm của con.
Bơ
Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe không chỉ người lớn mà cả người trưởng thành.
Rau củ
Mẹ có thể luộc rau củ cho trẻ cầm ăn trước khi sang giai đoạn mọc nhiều hơn 5 chiếc răng. Vừa giúp trẻ giải tỏa cảm giác ngứa nướu, vừa an toàn và bổ sung thêm nhiều chất xơ.
Ngoài ra, mẹ nên cho bé uống thêm các loại đồ uống mát, nhiều vitamin C để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, lở loét nướu, lợi.
Răng mọc càng nhiều, thay đổi hình thức món ăn dặm cho trẻ từ dạng xay nhuyễn rồi đến băm nhỏ, cắt khúc nhỏ, rồi đến nguyên miếng để kích thích khả năng nhai.
Một số lưu ý khác khi bé bị sốt do mọc răng
Ngoài chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Mẹ cũng cần chú ý thêm một số điều dưới đây:
- Khử trùng các đồ vật, đồ chơi của trẻ để ngăn tình trạng trẻ ngậm, cắn những đồ vật này sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường miệng.
- Dạy trẻ loại bỏ dần thói quen uống bằng bình bú mà dùng bình uống, thìa để dễ nuốt.
- Nếu trẻ la khóc vì đau nướu nhiều có thể dùng khăn lạnh cho trẻ cắn chặt, giảm bớt cơn đau nhức.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ với nước muối để đảm bảo giai đoạn này khoang miệng của trẻ được sạch sẽ.
Lời kết
Khi trẻ bị mọc răng nên ăn gì? Luôn là câu hỏi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ khi bước sang giai đoạn này. Những thực phẩm rau củ, trái cây nhiều chất xơ cùng các loại đạm chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết nhất. Hình thức chung vẫn là cho ăn dưới dạng xay nhuyễn, bột ăn dặm và tăng lên thành dạng khối cho trẻ tập nhai tốt hơn.
Pinkspoon hy vọng sau bài viết này mẹ đã có thể lựa chọn những thực phẩm và cách chế biến phù hợp cho bé khi mọc răng. Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng quên comment, hoặc inbox ngay cho Pinkspoon mẹ nhé.
Hẹn gặp lại mẹ và bé trong các bài viết tiếp theo từ Pinkspoon.