Nếu mẹ đã và đang nuôi con nhỏ, chắc chắn mẹ đã 1 lần lướt qua, đọc hoặc nghe về phương pháp nuôi con ngoan – mẹ nhàn – EASY. Đây là khái niệm chu kỳ sinh hoạt cho bé được tác giả Tracy Hogg giới thiệu trong bổ sách cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh nổi tiếng Baby Whisperer của mình. Vậy phương pháp EASY là gì? Phương pháp này có những lợi ích gì? Bé 1 tháng tuổi có thể áp dụng được EASY không? Cách luyện EASY cho bé 1 tháng tuổi như thế nào? Mẹ cùng Pinkspoon tìm hiểu trong bài viết này mẹ nhé!
EASY là gì? Chúng có thực sự tốt hay không?
EASY là một phương pháp rèn luyện thói quen sinh hoạt dành cho trẻ nhỏ. Khi thực hiện theo phương pháp EASY, mẹ sẽ không để bé bú theo nhu cầu nữa. Thay vào đó, mẹ sẽ hướng dẫn bé thực hiện các thói quen hàng ngày theo một trình tự cụ thể:
- Ăn – EAT
- Hoạt động (giờ chơi) – ACTIVITY
- Ngủ – SLEEP
- Thời gian của bạn (thời gian dành cho cha mẹ, trong khi em bé đang ngủ) – YOUR TIME
Khi mẹ và con sinh hoạt theo EASY, mẹ sẽ không bị nhầm lẫn các tín hiệu con “phát” ra. Đồng thời, không bị nhầm tiếng khóc khi con mệt muốn đi ngủ với khi con đòi ăn, hay tiếng khóc con chán muốn thay đổi trò chơi.
Khi đó, mẹ sẽ biết cách phản ứng với từng nhu cầu khác nhau của bé. Mẹ hiểu bé và bé được tôn trọng về nhu cầu, tránh tình trạng cho ăn lắt nhắt cả ngày do mẹ sợ con đói hay muốn con ngừng khóc. Bằng việc áp dụng phương pháp Easy cho bé sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ cũng sẽ phòng tránh được vô vàn các vấn đề ăn ngủ phức tạp của con khi con bước vào giai đoạn 4, 6 ,10 hay 14 tháng.
Bé mấy tháng có thể luyện EASY?
Nếu mẹ nào đã học qua môn sinh học lóp 7 chắc còn nhớ về bài học phản xạ có điều kiện: bật đèn thì cho chuột ăn, hay vỗ tay thì cho cá ăn. Sau đó mỗi khi bật đèn chuột sẽ chạy đến và mong chờ thức ăn, hoặc khi vỗ tay cá sẽ lên và hy vọng có mồi.
Khi luyện EASY cho bé cũng như vậy. Đây chính là tập phản xạ có điều kiện cho con. Chính vì vậy ngay từ khi mới sinh ra mẹ đã có thể bắt đầu luyện easy cho con.
Nếu được áp dụng EASY từ sớm thì dần dần bé sẽ có thể tự nhận biết được việc gì sẽ đến tiếp theo, bởi trình tự của mọi hoạt động là không bao giờ thay đổi. Điều này sẽ tạo nên nhịp sinh học đầu đời cho bé. Bé cảm thấy chủ động và tự tin bởi bé biết sau khi ngủ dậy mình được ăn, khi ăn xong mình được chơi và khi mệt mình sẽ được đi ngủ. Đây là nền tảng cơ bản nhất để xây dựng lòng tin của bé với mẹ, bởi nếu mẹ tôn trọng chu kỳ của bé, bé hiểu và bé có thể chờ đợi điều gì sắp đến vói mình.
Với mỗi giai đoạn, lịch sinh hoạt của con sẽ đều có những điều chỉnh phù hợp cho độ tuổi đó. Nhưng khó khăn nhất, có lẽ vẫn là lúc con ở giai đoạn sơ sinh. Trong phần tiếp theo, mẹ hãy cùng Pinkspoon khám phá lịch sinh hoạt EASY cho bé sơ sinh. Cũng như những mẹo hay để luyện easy cho bé 1 tháng tuổi mẹ nhé!
Chu kì EASY cho bé sơ sinh 1 tháng tuổi
Về cơ bản chúng vẫn sẽ bao gồm các giai đoạn ăn – hoạt động – ngủ – thời gian cho mẹ.
E: Eat
Đây là những lúc mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong đó, mỗi bữa ăn của bé nên được sắp xếp cách nhau trung bình từ 2 – 3 tiếng/ lần. Bé được ăn ngay sau khi ngủ dậy. Trung bình mỗi bữa ăn sẽ kéo dài từ 20 – 30 phút.
Tuy nhiên, giai đoạn này bé cũng sẽ có 2 bữa ăn không theo lịch. Trong đó sẽ có một bữa là “ăn theo cụm” và một bữa ăn khi trẻ vẫn đang ngủ. Hai bữa này là chìa khóa để giữ cho em bé cảm thấy thoải mái, đủ no để ngủ suốt đêm.
Cho ăn theo cụm
“Cho trẻ ăn theo cụm” là việc cho trẻ bú cách nhau khoảng 2 giờ vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sau lần bú đầu tiên, mẹ có thể cho bé thực hiện một hoạt động (chẳng hạn như nằm sấp, tập lẫy, nói chuyện, vận động…). Sau đó, cho con bú lần thứ 2 rồi đi ngủ.
Ví dụ: mẹ có thể cho em bú lần đầu tiên lúc 6 giờ tối. Thực hiện một hoạt động. Sau đó cho em bé bú theo cụm thứ hai lúc 8 giờ tối trước khi đưa em bé đi ngủ. Các cữ bú theo cụm thường được thực hiện cho đến tháng thứ hai. Sau đó được bổ sung trở lại trong khoảng từ 4 đến 6 tháng.
Cho trẻ ăn khi ngủ
Trong giai đoạn đầu của EASY, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ bú vào ban đêm khi trẻ vẫn đang ngủ, không đánh thức trẻ. Điều này, không những giúp trẻ ngủ ngon hơn mà còn giúp con tăng trưởng chiều cao, cân nặng tốt hơn.
A: Activity
Sau khi ăn xong bé sẽ được vỗ ợ, vui chơi, thay bỉm, vệ sinh cá nhân. Hoặc mẹ có thể: đọc sách, hát cho bé nghe, cho bé chơi với đồ chơi….Tổng thời gian cho hoạt động ở mỗi chu kì sẽ kéo dài trong khoảng từ 20 – 30 phút.
Sleep: Ngủ
Giấc ngủ rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển trí não của bé. Theo National Sleep Foundation, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nên ngủ từ 14–17 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ.
Bé sơ sinh 1 tháng theo easy thường sẽ có 4 giấc ngủ ngày. Trong đó có 3 giấc ngủ dài kéo dài từ 1,5 đến 2h/ giấc. Và 1 giấc ngủ ngắn cuối ngày khoảng 20 – 30 phút. Đêm con sẽ ngủ từ 11 – 13 tiếng/ đêm để đảm bảo đủ số giờ ngủ theo khuyến nghị.
Thời gian của các cữ ngủ ngắn trong ngày có thể giúp con ngủ ngon hơn vào ban đêm. Đặc biệt là 2 giấc ngủ cuối ngày. Tránh trường hợp bé ngủ quá nhiều vào 2 giờ này làm phá lịch ngủ đêm của con.
Y: Your Time
Khi trẻ đã ngủ, đây sẽ là khoảng thời gian để mẹ thư giãn, sinh hoạt và làm các hoạt động mình thích. Do đã biết rõ lịch sinh hoạt của con nên mẹ cũng có thể chủ động sắp xếp công việc của mình vào khoảng thời gian này!
Gợi ý lịch sinh hoạt để luyện EASY cho bé 1 tháng tuổi
Khi bé 1 tháng tuổi, mẹ có thể luyện con theo lịch sinh hoạt EASY 3 giờ. Cụ thể như sau:
EASY 1
- 7h – 7h45: ngủ dậy và ăn
- 7h45 – 8h: thay bỉm và chơi
- 8h – 10h: bé ngủ giấc ngày thứ 1
- 8h – 10h: thời gian của mẹ
EASY 2
- 10h – 10h45: ngủ dậy và ăn
- 10h45 – 11h: thay bỉm và chơi
- 11h – 13h: Bé ngủ giấc ngày thứ 2
- 11h – 13h: mẹ ăn trưa, nghỉ ngơi.
EASY 3
- 13h – 13h45: ngủ dậy và ăn
- 13h45 – 14h: thay bỉm và chơi
- 14h – 16h: Bé ngủ ngấc ngày thứ 3
- 14h – 16h: Thời gian của mẹ
EASY 4
- 16h – 16h45: ngủ dậy và ăn
- 16h45 – 17h: Thay bỉm và chơi
- 17h – 17h45: Bé ngủ giấc ngắn từ 20 – 30 phút.
- 17h – 17h45: Thời gian của mẹ
Sau đó:
- 18h: bé đi tắm và có thể ăn/ bú mẹ 1 lần nữa
- 19h: bé đi vào giấc ngủ
Cách để giúp mẹ luyện EASY cho bé 1 tháng tuổi dễ dàng hơn
EASY là phương pháp luyện thói quen sinh hoạt phù hợp cho cả bé bú mẹ và bú mình. Thời gian trong lịch trình mẹ có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm của từng bé. Không nhất thiết phải tuân thủ 100% như lịch trên. 4 – 6 tuần đầu chính là khoảng thời gian để mẹ luyện, điều chỉnh lịch trình sao cho phù hợp với con.
Ngoài ra có 1 số mẹo sau
- Nếu bé không thể ngủ được ít nhất từ 3 – 4 tiếng 1 đêm. Nguyên nhân có thể là do lượng sữa trong ngày quá thấp, không cung cấp đủ nhu cầu của bé. Hoặc do bé thiếu canxi, không hấp thu hết vitamin D…. Khi đó, mẹ hãy xem lại lịch ăn trong ngày của bé, cố gắng tăng lượng sữa đặc biệt là bữa cuối ngày trước khi con ngủ. Trung bình bé sẽ cung cấp từ 600 – 800ml/ngày.
- Nếu đã đến giờ ăn theo lịch nhưng bé vẫn còn ngủ, có thể trong những ngày đầu mẹ hãy cố gắng quan sát để biết được khung giờ con thường dậy. Sau đó cố gắng đánh thức bé dậy đúng giờ và cho ngủ sâu giấc vào cữ tiếp theo. Nếu bé có biểu hiện cáu ngủ, khó chịu lần sau mẹ hãy chỉ đánh thức con trước 10 phút. Sau đó tăng lên dần 15 phút, 30 phút… để con làm quen với lịch sinh hoạt mới.
- Có những ngày con tự nhiên bị phá lịch. Điều này là hoàn toàn bình thường. Mẹ hãy kiên nhẫn và tập lại vào ngày hôm sau cho trẻ mẹ nhé.
Cách để giúp bé sơ sinh ngủ ngon hơn vào buổi đêm
Mẹ có thể thực hiện theo các khuyến nghị sau để bé có được một giấc ngủ ngon, an toàn và chất lượng:
- Luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, không nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Tỷ lệ SIDS đã giảm dần kể từ khi Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đưa ra khuyến nghị này vào năm 1992.
- Đảm bảo nôi, chăn, ga giường trải cho bé có độ mềm vừa phải, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho trẻ sơ sinh.
- Không đặt bất cứ thứ gì khác vào cũi hoặc nôi. Để đồ chơi, đèn ngủ, quá nhiều gối, chăn, ga trải giường trang trí có thể khiến bé bị sao nhãng khi ngủ. Nó cũng có thể là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển, không tốt cho sức khỏe của bé.
- Mặc quần áo phù hợp theo mùa cho bé, không mặc quá nhiều. Không để bé bị đổ mồ hôi hoặc cảm thấy nóng khi chạm vào.
- Đảm bảo không khí phòng ngủ sạch sẽ, an toàn, không có khói thuốc lá, bụi…
- Đặt trẻ ngủ bằng núm vú giả. Ti giả có thể giúp bé ngủ sâu và ngon hơn.
- Tránh các đồ vật có dây buộc hoặc ruy băng. Chúng có thể quấn quanh cổ em bé. Các đồ vật có cạnh hoặc góc sắc nhọn cũng không nên để gần giường.
Lời kết
Luyện EASY cho bé 1 tháng tuổi là việc làm cần thiết, giúp bé hình thành thói quen trong sinh hoạt, giảm áp lực cho mẹ. Nhưng không phải em bé nào cũng chịu hợp tác ngay trong những lần đầu tiên thực hiện. Pinkspoon hy vọng, với những gợi ý và hướng dẫn cách luyện easy cho bé 1 tháng tuổi trong bài viết này đã giúp mẹ tìm ra được giải pháp phù hợp cho bé.
Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào liên quan tới cách luyện phương pháp easy này thì đừng quên để lại trong phần bình luận hoặc nhắn tin trực tiếp với fanpage: https://pinkspoon.vn/ để Pinkspoon được hỗ trợ mẹ, mẹ nhé!