Gan gà là một trong những thực phẩm giàu sắt nhất. Trong 100g gan gà có thể chứa tới 8.2 mg Sắt. Gần gấp 2 lần so với lượng sắt trong cá nục và gấp 4 lần trong cá thu. Các bạn nhỏ bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn đầu ăn dặm có thể có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Do đó, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của trẻ và vô cùng cần thiết. Vậy cách nấu cháo gan gà cho bé có khó không? Cần chế biến như thế nào với trẻ? Có nên ướp gia vị hoặc xào gan gà trước khi nấu cháo cho bé không?
Mẹ theo dõi bài viết dưới đây của Pinkspoon ngay mẹ nhé!
Giá trị dinh dưỡng của gan gà
Năng lượng và các chất dinh dưỡng đa lượng
Gan là một loại thực phẩm giàu protein. Phần trăm protein trong gan gà chiếm sấp sỉ 25%. Trong khi đó, gan gà chứa một lượng vừa phải chất béo và một lượng nhỏ carbohydrate.Theo công bố của Bộ nông nghiệp Mỹ USDA. Giá trị dinh dưỡng trong 100g gan gà gồm có:
- Calories: 167kcal
- Carbohydrate: 0.9g
- Chất béo: 4.8g
- Chất béo bão hòa: 1.2g
- Chất béo chưa bão hòa đơn: 1.2g
- Chất béo chưa bão hòa đa: 1.3g
- Omega 3: chưa có số liệu
- Omega 6: 749 mg
- Chất đạm: 24.5g
Vitamin và chất khoáng
Gan gà một nguồn cung cấp nhiều loại vitamin thiết yếu đối với cơ thể. Ngoài các loại vitamin như vitamin nhóm B, vitamin K2,... gan gà còn chứa 1 lượng vitamin C nhất định mà các loại thịt thông thường không có.
Một bảng giá trị vitamin và chất khoáng của gan gà mẹ có thể tham khảo dưới đây.
Chính vì chứa rất nhiều những "nhân tố quan trọng" này mà gan gà cũng có cực kì nhiều tác dụng đối với sức khỏe của bé yêu đó mẹ ạ.
Mẹ cùng đọc ngay phần tiếp theo của bài viết để xem thử gan gà có "võ" gì mẹ nhé.
Lợi ích của việc ăn gan gà đối sức khỏe
Cung cấp vitamin nhóm B
Các loại vitamin nhóm B có vai trò cực kì quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng. Chúng cũng góp phần duy trì, đảm bảo hoạt động bình thường của tế bào. Một số loại vitamin nhóm B còn giữ vai trò quyết định đối với quá trình sửa chữa và tổng hợp ADN mới. Sự thiếu hụt vitamin B12 có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trầm cảm và sa sút trí tuệ.
Gan gà chứa một lượng lớn vitamin B12. Trong 100g có thể cung cấp hơn 287% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.
Nguồn cung cấp selen
Gan gà cung cấp một lượng lớn selen. Trong 100g gan gà có thể cung cấp 100% nhu cầu selen.
Selen là một khoáng chất thiết yếu có đặc tính chống oxy hóa. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung selen giúp tăng cường sửa chữa ADN, đồng thời giảm nguy cơ ung thư và các bệnh mạn tính khác khi trưởng thành.
Cung cấp protein cho cơ thể
Protein rất quan trọng đối với sức khỏe của bé. Tương tự như hầu hết các loại sản phẩm từ động vật, gan gà là một nguồn giàu protein trong chế độ ăn.
Protein trong gan gà cũng là một trong những loại protein "chuẩn" có nghĩa là nó chứa đầy đủ 9 loại axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể.
Cung cấp vitamin C
Nếu được hỏi đâu là thực phẩm cung cấp vitamin C cho bé? Có thể tất cả chúng ta đều sẽ trả lời là chanh hoặc cam. Tuy nhiên, không phải chỉ có trái cây mới cung cấp vitamin C cho bé đâu mẹ ạ. Điển hình là các loại thịt nội tạng nói chung đều cung cấp một lượng vitamin C (khoảng 47% RDA trong 100g)
Gan gà chứa một lượng lớn vitamin A
Có 2 loại vitamin A mà bé có thể nhận được từ chế độ ăn hàng ngày của mình:
Retinol
Retinol hay còn có tên gọi khác là tiền vitamin A. Chúng thường có trong các sản phẩm từ động vật như trứng, cá béo, thịt nội tạng.
Carotenoid
Khác với retinol, carotenoid chủ yếu có trong các loại trái cây và rau quả có màu sắc sặc sỡ như: cà rốt, bí ngô, khoai lang. Khi hấp thu vào trong cơ thể carotenoid cần được chuyển hóa thành retinol để có thể sử dụng.
Gan gà cung cấp một lượng lớn vitamin A ở dạng "sẵn sàng sử dụng" . Trong 100g gan gà có thể cung cấp 267% RDA.
Vitamin A cũng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thị giác và miễn dịch của trẻ.
Lưu ý khi chọn mua gan gà cho bé
Khi nấu cháo gan gà cho bé, mẹ nên chọn mua tại các siêu thị, cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Bé có thể ăn được bao nhiêu gan/ bữa?
Mỗi tuần mẹ có thể nấu cháo gan gà cho bé ăn từ 1 - 2 lần/ tuần (trung bình khoảng 30g/ lần) để đảm bảo bé không bị dư thừa vitamin A.
Có cần nêm gia vị khi nấu cháo gan gà cho bé
Natri (trong muối) là một chất điện giải chính có vai trò điều hòa áp lực thẩm thấu và cân bằng thể dịch, cân bằng acid base, hoạt động điện sinh lý trong cơ, thần kinh và chống lại các yếu tố gây sức ép với hệ thống tim mạch.
Nhu cầu khuyến nghị Natri (Na) cho trẻ nhỏ
Nhóm tuổi |
Na, mg/ngày (Muối, g/ngày) |
0 - 5 tháng | 100 (0.3) |
6 -11 tháng | 600 (1.5) |
1- 2 tuổi | <900 (2.3) |
3 - 5 tuổi | <1100 (2.8) |
6 - 7 tuổi | < 1300 (3.3) |
8 - 9 tuổi | < 1600 (4.0) |
10 -11 tuổi | <1900 (4.8) |
12 - 14 tuổi | <2000 (5.0) |
Trên 14 tuổi | <2000 (5.0) |
Ở trẻ mới ăn dặm, bé hoàn toàn chưa biết phân biệt mặn nhạt là gì. Khẩu vị của bé hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị của người lớn.
Các bà mẹ thường có thói quen nếm thức ăn cho trẻ và cứ nghĩ rằng trẻ em cũng giống mình, phải vừa miệng thì trẻ ăn mới ngon. Tuy nhiên, quan niệm này tiềm ẩn nguy cơ lâu dài cho sức khỏe của trẻ. Việc cho muối vào bột/cháo của trẻ có thể gây ảnh hưởng đến thận. Chức năng thận của trẻ dưới 12 tháng tuổi rất non nớt và việc mẹ nêm quá nhiều muối/mắm khi nấu bột/cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn, thận phải làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến tổn hại chức năng thận. Hậu quả là trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai.… Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm gây tổn thương não bộ.
Chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ 1-2 tuổi cần bao nhiêu muối?
Muối cần được tiêu thụ hàng ngày nhưng chỉ cần một lượng rất ít. Nếu tính cả lượng muối có trong nước mắm, nước chấm các loại, bột canh, hạt nêm và thực phẩm thì cơ thể trẻ 1-2 tuổi chỉ cần 2,3g/ngày. Trong chế biến bữa ăn bổ sung cho trẻ 1-2 tuổi có thể sử dụng những gia vị mặn chứa natri nhưng với số lượng hợp lý (1,5g muối/ngày) vì một phần nhu cầu natri của trẻ đã được cung cấp từ các thực phẩm tự nhiên (10%) và thực phẩm chế biến sẵn (20%).
Cách nấu cháo gan gà cho bé bé nào cũng mê
Cháo gan gà khoai lang cho bé
Nguyên liệu
- Gan gà: 30g
- Gạo tẻ: 25g
- Khoai lang: 20g
- Dầu ăn/ mỡ: 5g (1 thìa 10ml)
Cách làm
Gan gà mẹ đem rửa sạch có thể cho gan ngâm cùng sữa tươi khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra, băm nhỏ.
Khoai lang mẹ gọt vỏ, rửa sạch sau đó cho vào nồi (có thể luộc hoặc hấp) chín nhừ. Tán nhuyễn.
Gạo tẻ mang đi vo, nấu thành cháo (khoảng 40 phút).
Sau khi cháo chín. Mẹ cho toàn bộ các nguyên liệu đã chuẩn bị trước đó gồm có gan gà và khoai lang vào nấu.
Thêm 1 thìa dầu ăn hoặc mỡ vào khuấy đều 1 lần nữa.
Đun thêm chứng 5 - 10 phút rồi bắc bếp. Cho cháo ra bát và cho bé dùng
Cháo gan gà cải ngồng
Nguyên liệu
- Gan gà đã sơ chế sạch: 30g
- Cải ngồng: 20 - 25g
- Cháo trắng: 1 chén nhỏ (200ml)
- Dầu ăn: 5g (10ml)
Cách làm
Cháo gan gà cải ngồng là món cháo giàu dinh dưỡng cho bé từ 9 tháng tuổi trở lên. Cháo gan gà giàu dinh dưỡng rất dễ nấu. Tuy nhiên nếu xử lý không khéo sẽ rất dễ tanh
Để xử lý mẹ có thể luộc gan gà cho hết mùi tanh rồi thái nhỏ. Đối với các bé trên 1 tuổi có thể nêm thêm một chút gia vị. Mẹ lưu ý chọn các loại gia vị phù hợp với độ tuổi của con. Mẹ có thể tham khảo danh sách các loại gia vị của Pinkpoon tại địa chỉ:
Cải ngồng rửa sạch, lột vỏ lất phần lõi và lá non, băm nhỏ. Rau cải ngồng vừa ngọt, vừa mát, kết hợp với gan gà sẽ cho món cháo thơm ngon hơn các mẹ nhé.
Có thể dùng dầu đậu nành (dầu ăn gia đình) hoặc mỡ để xào qua gan. Hoặc có thể cho trực tiếp vào cháo.
Cho phần cháo trắng đã chuẩn bị lên bếp. Cho rau và gan đã chuẩn bị vào nấu cùng.
Cháo gan gà khoai sọ cho bé
Chuẩn bị
- Gan gà: 30g/ lần
- Khoai sọ: 20g
- Gạo tẻ: 25g
- Dầu ăn/ mỡ: 5g (10ml)
Cách làm
Bước 1: mẹ mang gạo tẻ đi vo sạch rồi cho vào nước nấu chín.
Bước 2: Gan gà mẹ làm sạch, lấy hết màng xơ, rửa sạch với nước muối loãng rồi rửa lại 1 lần nữa với nước lọc và băm nhuyễn.
Bước 4: Cháo chín, mẹ cho gan gà và khoai sọ vào nấu sôi. Nêm nếm cho phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Bước 5: Cháo sôi mẹ tắt bếp. Cho 1 thìa dầu ăn vào, múc cháo ra đợi nguội và cho bé ăn.
Lời kết
Nhìn chung, gan gà là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Mặc dù có một số lo ngại về việc ăn gan gà thường xuyên có thể dẫn tới nguy cơ thừa vitamin A.
Tuy nhiên, ăn dưới 150g gan gà/ ngày ít hơn 2 lần/ tuần được cho là an toàn với cả người lớn và trẻ em.
Cháo gan gà cho bé có thể kết hợp với rất nhiều loại rau, củ có lợi với sức khỏe của trẻ. Nhưng để tốt và đảm bảo an toàn cho con như đã dề cập ở phần đầu của bài viết mẹ nên chọn gan gà sạch, có nguồn gốc rõ ràng mẹ nhé.
Chúc các mẹ thành công với món cháo gan gà cho bé.