Mẹ đang có dự định nấu món cháo tôm cho bé mà không biết bé đã ăn được món ăn này hay chưa? Ăn cháo tôm cho bé có tốt không nhỉ? Có những cách nào để nấu món ăn này đây? Chọn tôm như thế nào là an toàn?
Mẹ cùng khám phá ngay trong bài viết "Công thức chi tiết nhất về món cháo tôm cho bé" của PinkSpoon mẹ nhé.
Vẫn như thường lệ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các giá trị dinh dưỡng ẩn sau chú tôm thơm ngon kia là gì trước đã mẹ nhé.
Tôm ít năng lượng nhưng cực giàu chất dinh dưỡng
Tôm là một trong những những loại hải sản phổ biến nhất. Chúng rất bổ dưỡng và cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng quan trọng như iot, canxi, omega 3... mà không một loại thực phẩm nào có thể sánh được.
Giá trị dinh dưỡng của tôm cực kì ấn tượng.
Nó chỉ cung cấp 76 calo trong 1 đơn vị (85g) và không chứa carbohydrate. Khoảng 90% năng lượng của tôm đến từ protein và lượng còn lại đến từ chất béo.
Trong 85g tôm cũng cung cấp hơn 20 loại vitamin và chất khoáng khác nhau. Trong đó, chúng cung cấp khoảng gần 50% nhu cầu về selen - một khoáng chất giúp giảm viêm, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Cụ thể mẹ cùng PinkSpoon cùng xem trong phần dưới đây ạ.
Giá trị dinh dưỡng của tôm trong 85g
Calo: 76
Protein: 15g
Selen: 48% RDI
Vitamin B12: 21% RDI
Sắt: 15% RDI
Photpho: 12% RDI
Niacin: 11% RDI
Kẽm: 9% RDI
Magie: 7% RDI
Tôm cũng là một trong những thực phẩm tốt nhất cung cấp iot, axit béo omega 3 và omega 6. Chúng giàu chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.
Những lợi ích bất ngờ từ chú tôm nhỏ
Ẩn trong mình nhiều chất dinh dưỡng quý giá. Nên tôm cũng có rất nhiều lợi ích sức khỏe đối với cả trẻ nhỏ và người lớn.
Giúp phát triển não bộ
Tôm có hàm lượng sắt cao, là thành phần khoáng chất quan trọng trong quá trình liên kết oxy với hemoglobin. Bổ sung sắt trong chế độ ăn hàng ngày giúp tăng lưu lượng oxy cho não và cơ bắp. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe, tăng khả năng ghi nhớ và tập trung.
Các nghiên cứu cho thấy astaxanthin được tìm thấy trong tôm có thể giúp cải thiện hiệu suất bộ nhớ, tăng thời gian sống cho các tế bào não. Đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm não.
Ngoài ra, tôm cũng rất giàu iot. Là nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất hormone tuyến giáp và tế bào não.
Tăng cường sức khỏe xương
Protein và các loại chất khoáng như canxi, magie, photpho có trong tôm giúp hỗ trợ phát triển xương rất tốt. Sự thiếu hụt các chất này trong chế độ ăn có thể là nguy cơ dẫn tới bệnh loãng xương, giảm mật độ xương khi trưởng thành.
Phòng bệnh tim mạch
Trong tôm và một số sản phẩm chế biến từ tôm (đặc biệt là mắm tôm) có chứa một loại enzyme tiêu sợi huyết. Chúng được dùng trong điều trị tan huyết khối. Ngoài ra, hàm lượng axit béo omega 3 có trong nó cũng giúp loại bỏ các chất gây hại trong máu để giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Phòng thoái hóa điểm vàng
Các nghiên cứu cho thấy tôm có chứa một hợp chất giống như heparin. Nó có thể giúp điều trị AMD mạch máu. Các astaxanthin được tìm thấy trong tôm cũng làm giảm sự mỏi mắt. Đặc biệt là đối với những người thường xuyên phải tiếp xúc và sử dụng với máy tính.
Một số tác dụng phụ của tôm mẹ cần lưu ý
Nhiễm độc thủy ngân
Giống như nhiều loại hải sản khác. Trong tôm cũng có nguy cơ chứa một lượng lớn thủy ngân gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Và có thể dẫn tới ngộ độc nếu dùng liên tục trong một thời gian dài. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, nếu bạn sử dụng một lượng tôm hợp lý (2 bữa/tuần) thì nguy cơ này là không đáng lo ngại.
Chứa nhiều purin
Purin là một thành phần tự nhiên cần thiết đối với cơ thể. Tuy nhiên, đối với một số người lớn đặc biệt là những người có tiền sử mắc bệnh gút thì chúng có thể không an toàn. Do khi được thủy phân trong cơ thể purin sẽ chuyển hóa thành các axit uric dễ gây ra các cơn gút cấp.
Tôm có hàm lượng purin cao vừa phải, điều này rất tốt cho bé. Nhưng nếu trong gia đình mình có người mắc tiền sử gút thì cũng nên hạn chế tôm trong chế độ ăn của gia đình mẹ nhé.
Tồn dư kháng sinh, thức ăn chăn nuôi trong tôm
Tại một số quốc gia, việc nuôi tôm được thực hiện chủ yếu tại các trang trại tôm.
Một nghiên cứu đối với các mẫu tôm nhập khẩu vào Mỹ cho thấy: Các loại tôm nuôi trong nông trại có chứa Sulfadimethoxine là một loại kháng sinh không được phép sử dụng trong thực phẩm.
Sử dụng kháng sinh trong tôm mặc dù chưa được xác nhận là có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, nó có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh và gây bùng phát các loại bệnh nhiễm trùng.
Dị ứng thực phẩm
Nhiều loại hải sản như tôm có thể gây ra các phản ứng dị ứng.
Các tác nhân gây dị ứng tôm phổ biến nhất là tropomyosin. Một loại protein có trong vỏ các loại động vật, chủ yếu là hải sản. Các protein khác trong tôm có thể gây ra phản ứng dị ứng bao gồm arginine kinase và hemocyanin.
Các triệu chứng dị ứng tôm có thể gặp như: rát miệng, các vấn đề về tiêu hóa, nghẹt mũi, nổi mẩn đỏ.
Một số người bị dị ứng tôm nặng có thể có các phản ứng phản vệ. Đây là một phản ứng nguy hiểm dẫn tới co giật, bất tỉnh thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Do đó, nếu bé lần đầu tiên tiếp xúc với tôm hoặc các loại hải sản mẹ nên cho bé ăn từng thìa một. Đồng thời quan sát các dấu hiệu dị ứng cẩn thận. Có thể cho trẻ tập ăn trong 3 ngày.
Cách chọn tôm an toàn cho bé
Khi chọn tôm để nấu cháo tôm cho bé mẹ cần lưu ý. Chọn các loại tôm tươi, không bị hư hỏng, nhiễm bệnh. Tôm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tôm sống vỏ ngoài phải có màu trong mờ hoặc xanh xám. Các cạnh bị đen hoặc có các đốm đen trên vỏ đều là dấu hiệu của tôm bị hỏng.
Tôm sau khi nấu chín phải có màu hồng nhạt, vị thơm nhẹ đặc trưng. Các tôm có mùi tanh cá nặng hoặc mùi giống như amoniac là dấu hiệu có thể bị hỏng và không an toàn.
Điều quan trọng nhất là mẹ cần chọn mua tôm tại các cơ sở cung cấp có uy tín, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của tôm.
Cháo tôm cho bé - công thức không thể bỏ lỡ
Khi bé đạt từ 7 - 8 tháng tuổi mẹ có thể đa dạng hóa thực đơn hàng ngày của bé bằng cách cho bé sử dụng cháo tôm. Kết hợp đủ 4 loại thực phẩm: tôm, rau, gạo và dầu ăn/mỡ chắc chắn sẽ tạo ra món cháo tôm cho bé thơm ngon, giàu dinh dưỡng đó mẹ ạ.
Sau đây mẹ cùng PinkSpoon tìm hiểu ngay 3 công thức nấu cháo tôm cho bé đặc biệt nhất trong phần tiếp theo này mẹ nhé.
Cháo tôm bí đỏ
Nguyên liệu
Gạo nếp: 25g
Bí đỏ: 20g
Tôm tươi: 30g
2 muỗng dầu ăn (10ml)
Cách nấu
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Phần gạo mẹ ngâm vào nước trước vài tiếng trước khi nấu cho bé để gạo mềm. Nấu cháo sẽ nhanh nhừ hơn đó ạ.
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, mẹ có thể cắt khúc nhỏ hoặc thái lát mỏng tùy ý.
Tôm rửa sạch, bóc vỏ rồi băm nhỏ. Đối với các bé trên 1 tuổi mẹ có thể ướp thêm 1 chút gia vị để cho tôm thêm đặm vị và thơm ngon.
Bước 2
Mẹ cho gạo nếp, bí đỏ vào nồi ninh nhừ, lượng nước gấp 2 lần lượng gạo. Khi gạo đã nhừ, tiếp tục cho phần tôm vào nấu cùng, khuấy đều.
Bước 3
Sau khi cho toàn bộ các nguyên liệu vào, tiếp tục đun sôi trong 15 phút. Cuối cùng cho 2 thìa dầu ăn vào để làm tăng đậm độ năng lượng của cháo, giúp bé tăng cân tốt hơn.
Cháo tôm cà rốt bí ngòi cho bé
Món ăn tiếp theo mà PinkSpoon muốn giới thiệu tới mẹ và bé đó là món cháo tôm cà rốt bí ngòi. Một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà không bé nào có thể từ chối.
Nguyên liệu
Tôm tươi: 30g
Gạo tẻ: 25g
Cà rốt: 1 miếng nhỏ như hình (10g)
Bí ngòi: 1 miếng nhỏ (10g)
Dầu ăn: 10ml
Gia vị, nước mắm (nếu cần)
Cách làm
Tôm sau khi mua về mẹ đem sơ chế sạch. Cắt bỏ phần đầu, bỏ chân, bóc vỏ. Cà rốt, bí ngòi nạo vỏ, rửa sạch và thái khoanh nhỏ.
Gạo vo qua với nước sạch rồi cho vào nồi (có thể ngâm gạo trước khi nấu để cháo mềm hơn). Đổ lượng nước nhiều để ninh cháo, nên đổ từ từ tránh trường hợp cháo bị loãng.
Sau khi nồi cháo sôi, bạn cho cà rốt, bí ngòi và một chút nước mắm (đối với trẻ trên 1 tuổi) vào nấu cùng cháo. Tiếp tục đậy vung đun sôi 25 phút cho cháo nhừ.
Cuối cùng mẹ cho tôm vào đun sôi 10 phút nữa thì tắt bếp. Để cháo nguội và cho bé ăn.
Cháo tôm súp lơ xanh phô mai
Với món cháo này, mẹ nên sử dụng nguyên liệu từ tôm tít sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn đó mẹ ạ.
Chuẩn bị nguyên liệu gồm có
Tôm tít: 30g
Súp lơ xanh: 20g
1 miếng phô mai
Hành tây: 10g (nếu có)
Gạo tẻ: 25g
Gia vị (nếu có)
Dầu ăn: 10ml
Cách làm
Bước 1
Gạo mẹ đem ngâm nước trong khoảng 1 giờ trước khi nấu rồi vớt ra cho ráo nước.
Súp lơ chần qua nước sôi pha cùng 1 chút muối rồi rửa sạch với nước lạnh.
Hành tây thái nhỏ phi thơm cùng với dầu ăn rồi cho tôm vào nấu cùng. Tới khi tôm săn lại là được.
Bước 2
Cho gạo cùng nước vào nồi để nấu cháo. Tiếp tục đun cho tới khi cháo sôi thì giảm lửa nhỏ để ninh nhừ. Nếu cháo đặc quá mẹ có thể thêm nước vào cùng. Không nên đậy vung khi cháo đã sôi để tránh trường hợp cháo bị tràn ra ngoài mẹ nhé.
Khi cháo đã chín nhừ, mẹ sẽ cho súp lơ đã chuẩn bị vào và đun tới khi cháo sôi 1 lần nữa. Cuối cùng cho miếng phô mai vào khuấy tan, đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Như vậy là mẹ đã hoàn thành xong món cháo tôm cho bé rồi đó ạ.
Nấu cháo tôm cho bé đơn giản hết thảy
Tại PinkSpoon chúng tôi hiểu rằng: mặc dù phải vất vả tại cơ quan làm việc cả ngày nhưng không gì có thể sánh được với tình yêu thương mà mẹ dành cho bé. Mẹ chẳng muốn bé phải ăn những tô cháo bán sẵn ngoài hàng kia đâu.
Chính vì vậy, PinkSpoon ra đời để giúp mẹ giảm bớt phần nào được khó khăn này.
Mẹ chỉ cần tìm tới trang fanpage của PinkSpoon tại địa chỉ: https://pinkspoon.vn/ và lựa chọn món cháo cho bé nhà mình. Mọi nguyên liệu trong đó hãy để PinkSpoon lo ạ.
Các nguyên liệu này đều đã được PinkSpoon tính toán cẩn thận sao cho cân đối với từng độ tuổi của từng bé. Và có giấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên mẹ hoàn toàn yên tâm mẹ nhé.
Giờ đây, không chỉ có món cháo tôm mà tất cả các món cháo ăn dặm cho bé đều thật đơn giản khi có PinkSpoon đồng hành cùng mẹ
Kết luận
Tôm là loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều lợi ích với sức khỏe.
Nó chứa nhiều vitamin và chất khoáng dồi dào. Đồng thời ăn tôm cũng có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch, tốt cho não nhờ hàm lượng acid béo omega và chất chống oxy hóa astaxanthin.
Mặc dù tôm có hàm lượng cholesterol cao, nhưng nó được chứng minh là không có tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch của bé. Ăn tôm còn giúp giảm mức chất béo trung bình và cholesterol xấu LDL.
Mặc dù tôm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng ăn quá nhiều tôm cũng là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gút, nhiễm độc thủy ngân và nhiễm kháng sinh.
Nhìn chung tôm là một thực phẩm lành mạnh phù hợp với chế độ ăn dặm của bé. Mẹ có thể cho bé dùng cháo tôm bắt đầu khi bé đạt đủ 7 tháng tuổi. Lưu ý, mẹ cần cho bé tập ăn 1 - 2 thìa trong khoảng 3 ngày đầu tiên bé tập làm quen với tôm để phát hiện được các trường hợp dị ứng mẹ nhé.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay lo lắng gì khi nấu món cháo tôm cho bé. Mẹ hãy inbox hoặc comment cho PinkSpoon biết ngay mẹ nhé.
Hẹn gặp lại các mẹ trong các bài viết tiếp theo.