Khi nào cho bé ăn dặm? Đây không phải là câu hỏi khó, nhưng không phải ai cũng có thể trả lời đúng. Nếu mẹ cho bé dặm sai thời điểm, dù sớm hay muộn đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Vậy đâu là thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm? Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm
6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và tốt nhất cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Đặc biệt, các loại kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác. Các chuyên gia khuyến cáo: trong suốt 6 tháng đầu đời, mẹ nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ chỉ đáp ứng 30 – 60% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, vì vậy mẹ cần cho trẻ tập bắt đầu ăn dặm (hay ăn bổ sung).
Khuyến cáo là vậy, nhưng tốc độ phát triển của mỗi trẻ là khác nhau. Nhiều trẻ sẵn sàng ăn dặm sớm hơn, khoảng 4 – 5 tháng tuổi. Do đó, mẹ cần “tinh ý” khi quan sát sự phát triển của con, để cho con ăn dặm sớm hay muộn. Mẹ có thể tham khảo 6 biểu hiện sau để biết thời điểm trẻ sẵn sàng cho một bước chuyển mới trong chế độ ăn.
- Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh
- Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi
- Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa
- Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó
- Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (trừ núm vú)
- Bé thể hiện sự thích thú với thức ăn mẹ đưa
Tác hại khi cho bé ăn dặm không đúng thời điểm
Ăn dặm sớm quá hoặc muộn quá có thể đều ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ
Ở trẻ được 6 tháng tuổi được coi là thời gian thích hợp nhất để bắt đầu ăn bổ sung. Nếu cho trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho trẻ.
Cho trẻ ăn bổ sung sớm
Nhiều mẹ quan niệm rằng, cho trẻ ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ tăng cân và phát triển tốt hơn. Nhưng không phải vậy, cho trẻ ăn dặm sớm có thể dẫn đến những hiệu quả tiêu cực về sức khỏe, thâm chí là sự phát triển trí não của trẻ.
Trẻ dưới 4 tháng hệ tiêu hóa của bé còn non yếu. Chưa đủ sức tiêu hóa các loại chất đạm, chất béo từ thực phẩm để chuyển hóa chúng thành năng lượng cho cơ thể. Khi đó thận sẽ phải hoạt động “tăng ca” mới có thể tiêu hóa hết nguồn dưỡng chất này, dề gây tổn thương cho thận.
Hơn nữa, tiếp xúc với thực phẩm từ sớm, trẻ có thể gặp các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
Cho trẻ ăn dặm khi trẻ chưa sẵn sàng còn làm tăng nguy cơ gây sặc, nghẹn do phản xạ nuốt của trẻ chưa hoàn thiện.
Ngoài ra, cho trẻ ăn dặm sớm cũng làm trẻ bú ít đi, bỏ phí nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt từ sữa mẹ đồng thời làm giảm sự tiết sữa.
Cho trẻ ăn bổ sung quá muộn
Trường hợp mẹ cho trẻ ăn dặm muộn cũng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Khi nhu cầu năng lượng của trẻ tăng lên, sữa mẹ không thể đáp ứng đủ, mà mẹ chưa cho trẻ ăn bổ sung sẽ dẫn đến tình trạng trẻ chậm tăng cân, chậm lớn, dễ có nguy cơ suy dinh dưỡng.
Chú ý khi cho bé ăn dặm
Từ 6 – 24 tháng, sữa mẹ cung cấp 30 – 60% năng lượng cho trẻ. Vì vậy, ngoài thức ăn bột, cháo hằng ngày, mẹ nên cho trẻ bú kéo dài đến 24 tháng tuổi hoặc hơn mẹ nhé.
Tập cho trẻ ăn dặm từ loãng tới đặc, từ ít tới nhiều, để trẻ tập làm quen dần với thực phẩm mới.
Nên cho trẻ tập làm quen với thưc phẩm mới trong 3 – 5 ngày để giúp mẹ phát hiện trẻ có bị dị ứng với thực phẩm hay không. Nếu bé không có biểu hiện đặc biệt, mẹ có thể thử cho trẻ món khác.
Đảm bảo an toàn vệ sinh khi lựa chọn, chế biến thực phẩm cho trẻ.
Điều quan trọng là ăn dặm phải được thực hiện một cách tự nguyện, không nên ép bé ăn để tránh gây ra hiện tượng bé chán ăn, biếng ăn mẹ nhé.
Cân đối thực phẩm: Giống như người trưởng thành, trẻ nhỏ cũng cần nguồn dinh dưỡng từ nhiều nhóm thực phẩm
- Nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột: Bột gạo, bánh mỳ, ngô, khoai…
- Nhóm thực phẩm cung cấp đạm: Thịt, cá, trứng sữa, tôm, sữa đậu nành, đậu các loại…
- Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo: dầu, mỡ, hạt có dầu (vừng, lạc)
- Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất: rau củ, trái cây
Lời cuối
Ăn dặm hay ăn bổ sung là bước chuyển quan trọng trong chế độ ăn của trẻ. Do đó, mẹ cần xác định đúng thời điểm trẻ đã sẵn sàng cho một chế độ ăn mới. Mẹ cần hiểu rằng, 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất nhưng không phải tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung mẹ nhé.
Ngoài việc xác định đúng thời điểm khi nào cho bé ăn dặm. Việc chuẩn bị và lựa chọn đúng loại thực phẩm cho bé ăn cũng cực kì quan trọng.
Nếu mẹ đang chuẩn bị cho bé ăn dặm và muốn biết con có thể ăn gì trong các tháng tuổi hãy comment hoặc inbox ngay cho Pinkspoon để được tư vấn. Hoặc đón chờ các bài viết tiếp theo của Pinkspoon tại trang website: https://pinkspoon.com.vn/
Về Pinkspoon
Pinkspoon là công ty cung cấp nguyên liệu tươi sạch, an toàn dùng để nấu cháo ăn dặm cho trẻ nhỏ ở độ tuổi tập ăn.
Giúp:
- Cung cấp giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, giúp trẻ cải thiện thể chất bằng các bữa ăn được chế biến từ các nguyên liệu tươi sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Mẹ an tâm khi không còn phải lo lắng về hàm lượng dinh dưỡng cho con trong mỗi bữa ăn. Các gói nguyên liệu Pink Spoon đã được chuyên gia dinh dưỡng tính toán rất khoa học, đảm bảo cả về lượng và chất nên giảm thiểu nguyên liệu dư thừa trong quá trình chế biến thức ăn.
- Giảm gánh nặng cho mẹ và tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc làm bếp, nhất là những người mẹ làm việc văn phòng.
Pink Spoon có gần 100 set nguyên liệu đã được sơ chế, đóng gói và hút chân không theo từng phần rất tiện lợi.
- Mỗi set cung cấp 30g đạm, 20g rau xanh, kèm dầu ăn và tinh bột (cháo, nui, bún,…) nấu vừa đủ 1 chén cháo cân bằng dinh dưỡng, giúp bé yêu tăng cân an toàn, đủ chất.
- Đặc biệt nguyên liệu tươi sạch, không chất bảo quản, đã được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Mẹ vừa có thể tự tay chuẩn bị bữa ăn cho con mà vẫn có thời gian cho các công việc khác của mình vì chỉ mất vài phút để nấu là có ngay chén cháo nóng hổi cho con. Hoặc Mẹ lưu trữ trong tủ lạnh trong vòng 1 tuần để con yêu được đổi vị mỗi ngày mà không phải vất vả đi chợ như trước nữa.