Khi Nào Cho Bé Ăn Dặm 2 Bữa Mẹ nhỉ?

Một câu hỏi mà các mẹ thường đặt ra trong 1- 2 tuần đầu tiên ăn dặm của bé đó là " Khi nào cho bé ăn dặm 2 bữa được đây ta?"

Pinkspoon cũng đã đọc hàng ngàn các câu trả lời khác nhau từ các kênh social media, các sách về nuôi bé ăn dặm cũng như là các ý kiến của chuyên gia hàng đầu. Câu trả lời đầy đủ - khoa học - chính xác nhất sẽ được Pinks công bố trong bài viết dưới đây đó mẹ ạ.

Vậy còn chờ gì nữa mà chúng ta không bắt đầu chia sẻ ngay câu trả lời nhỉ?

Let's go !!!!!!!!!!

Nhưng trước hết nếu mẹ chưa biết "ăn bổ sung" là gì? Thì đừng bỏ qua phần đầu tiên này nhé!

Ăn bổ sung là gì?

Những lưu ý các mẹ cần nhớ khi bắt đầu cho bé ăn dặm

Theo định nghĩa của Viện dinh dưỡng Quốc gia: Ăn bổ sung nghĩa là cho bé ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Các thức ăn và chất lỏng thêm này được gọi là thức ăn bổ sung vì chúng bổ sung cho sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ. Thức ăn bổ sung phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển.

Một số nguyên tắc, mẹ cần chú ý khi cho trẻ ăn bổ sung sẽ có trong phần tiếp theo dưới đây.

12 Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung

Thời gian và nguyên tắc ăn dặm chuẩn xác dành cho bé mới bắt đầu|Mẹ Ốc. |  MamiBuy

Khi cho trẻ ăn dặm mẹ cần

  • Cho trẻ ăn từ lỏng tới đặc (thời gian tập cho ăn bột lỏng từ 2 - 3 ngày, sau đó cho ăn đặc). Từ ít tới nhiều, tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới.
  • Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị cho trẻ.
  • Bát bột, bát cháo của trẻ ngoài bột, cháo ra còn cần thêm nhiều loại thực phẩm khác. Giúp tạo nên màu sắc thơm ngon, hấp dẫn và đủ chất.
  • Tăng thêm năng lượng của thức ăn bổ sung bằng cách cho thêm dầu, mỡ hoặc vừng, lạc (mè, đậu phộng). Làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm. trẻ dễ nuốt, lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
  • Đảm bảo vệ sinh ăn uống khi chế biến thực phẩm cho trẻ tránh gây rối loạn tiêu hóa.
  • Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt làm tăng đường huyết, gây ức chế tiết dịch bị, làm trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.
  • Khi cho trẻ ăn cần kiên nhẫn, luôn khuyến khích động viên để trẻ ăn tốt hơn.
  • Không sử dụng muối, đường và gia vị khi chế biến thức ăn cho bé. Các loại thực phẩm đóng gói (bột ăn dặm, bánh ăn dặm, phô mai....) nếu mẹ không lựa chọn kĩ có thể chứa một lượng lớn muối và đường.
  • Cho trẻ uống thêm nước lọc, đặc biệt là khi trời nóng. Sau bữa ăn cháo/ bột mẹ có thể cho bé uống thêm chút nước lọc. Vừa đảm bảo vệ sinh vừa cung cấp đủ nhu cầu nước cho trẻ.
  • Không loại bỏ chất béo và cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ (nếu không có bệnh lý và chỉ định đặc biệt nào của bác sĩ). Tre cần năng lượng, chất béo và cholesterol để phát triển trí não, hệ thần kinh và cả chiều cao, cân nặng.

Khi nào bé có thể ăn được 2 bữa cháo bột???

4 nguyên tắc "VÀNG"cho bé ăn dặm mẹ cần quan tâm!

Số lượng bữa ăn bổ sung 1 ngày của trẻ sẽ phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, năng lượng trẻ cần từ các bữa ăn dặm sẽ khác nhau giữa các lứa tuổi:

  • 6 - 8 tháng: 200 Kcal/ngày
  • 9 - 11 tháng: 300 Kcal/ ngày
  • 12 - 23 tháng: 500Kcal/ ngày

Tại các nước phát triển nhu cầu năng lượng này có thể chênh lệch một chút do tổng lượng sữa của trẻ nhiều hơn. Trung bình: 130, 310, 580 kcal/ ngày lần lượt ở 6 - 8 tháng, 9 - 11 tháng và 12 - 23 tháng.

Tại Việt Nam, số bữa ăn dặm theo từng tháng tuổi như sau:

6 tháng tuổi: trẻ bú mẹ là chính. Mẹ tập cho trẻ ăn từ bột lỏng trong vài ngày sau đó tăng dần lên cháo đặc dần.

Từ tháng thứ 7 : Đấy là thời điểm mẹ có thể tăng số bữa lên khoảng 2 bữa cháo bột cho con. Mẹ cũng nên cho trẻ ăn thêm các loại quả chín như: chuối, hồng, đu đủ, cam, bưởi, xoài... để cung cấp vitamin và chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đây cũng là giai đoạn bé có thể tập ăn thêm nhiều loại hải sản như: cá biển, tôm, cá chép, cua, cá hồi... giúp bé bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng quý giá.

Từ 9 -12 tháng: bé có thể ăn lên thành 3 bữa cháo/ ngày. Đồng thời mẹ cũng có thể cho bé ăn từ 2 - 3 bữa trái cây.

Gợi ý thực đơn ăn dặm 2 bữa/ngày cho mẹ và bé

Giờ

Thứ 2 + 4 Thứ 3 + 5 Thứ 6 + chủ nhật

Thứ 7

6h Bú mẹ hoặc sữa công thức (150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

8h

Cháo thịt lợn cà rốt khoai lang (150ml)

Gạo tẻ: 15g

Thịt lợn: 15g

Cà rốt: 5g

Khoai lang: 5g

Mỡ: 5ml

Cháo cua mồng tơi: 150ml

Gạo tẻ: 15g

Thịt cua: 15g

Mồng tơi: 10g

Mỡ: 5ml

Cháo thịt vịt bắp cải: 150ml

Gạo tẻ: 15g

Thịt vịt bỏ xương: 15g

Bắp cải: 10g

Dầu thực vật: 5ml

Cháo thịt heo đậu hũ cà chua: 150ml

Gạo tẻ: 15g

Thịt heo: 15g

Đậu hũ: 5g

Cà chua: 5g

Mỡ động vật: 5ml

10h Nước bưởi ép: 50ml Sinh tố dưa hấu: 50ml Sinh tố thanh long: 50ml Sữa chua uống: 1 hộp 50ml
12h

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

14h

Cháo gà ác bí đao: 200ml

Gạo tẻ: 20g

Thịt gà bỏ xương: 30g

Bí đao: 20g

Dầu ăn: 5ml

Cháo sò điệp nấm rơm: 200ml

Gạo tẻ: 20g

Sò điệp: 30g

Nấm rơm: 20g

Mỡ: 5g

Cháo óc heo su su: 200ml

Gạo tẻ: 20g

Óc heo: 30g

Su su: 20g

Dầu thực vật: 5ml

Cháo bồ câu cà rốt đậu que: 200ml

Gạo tẻ: 20g

Thịt bò câu bỏ xương: 30g

Cà rốt: 10g

Đậu que: 10g

Dầu thực vật: 5ml

16h Chuối nghiền: 40g (1/2 quả) Sữa chua: ½ hộp Hồng xiêm nghiền: 40g Hồng ngâm: 100g
18h

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

20h

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Đêm

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bú mẹ hoặc sữa công thức

(150ml)

Bài viết liên quan:

6 Loại Thực Phẩm Bổ Sung Canxi Cho Bé Giúp Con Phát Triển Vượt Trội

Canxi là một chất dinh dưỡng mà tất cả các sinh vật sống trên trái đất đều cần bao gồm cả con người. Ở người, canxi có thể chiếm đến 2% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm 40% trọng lượng của tất cả các loại vi chất cộng lại. Vậy canxi có vai trò gì đối với chúng ta? Cần bổ sung bao nhiêu canxi 1 ngày là đủ? Nhiều mẹ có thói quen bổ sung canxi cho bé từ thuốc hoặc thực phẩm để giúp con cao lên, điều này có đúng không? Cần chọn thực phẩm bổ...

Sữa Chua Cho Bé 6 Tháng - Mẹ Đã Chọn Đúng Loại Cho Bé Chưa?

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và đang bắt đầu ăn dặm? Hệ tiêu hóa của bé chưa tốt nên mẹ muốn bổ sung thêm sữa chua cho bé 6 tháng mà không biết có an toàn không? Chọn sữa chua cho bé 6 tháng cần lưu ý gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Pinkspoon. Khi nào bé có thể ăn được sữa chua?   Mặc dù có rất nhiều bác sĩ đưa ra lời khuyên là: chỉ nên cho bé ăn sữa chua khi bé được 9 - 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất...

Cách Nấu Cháo Rây Cho Bé Ăn Dặm Chuẩn Mẹ Nhật

Mẹ đang muốn cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhưng không biết cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm như thế nào? Cho bé dùng cháo rây có những ưu điểm, nhược điểm gì? Cách nấu chúng có khó không? Có cách nào để nấu cháo rây thật nhanh cho mẹ bận rộn không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pinkspoon để có được câu trả lời mẹ nhé! Khi nào bé có thể bắt đầu ăn cháo rây?   Giai đoạn từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi được 2...

Phương Pháp Easy Cho Trẻ Sơ Sinh - Con Dao 2 Lưỡi Mẹ Cần Thay Đổi

Mẹ đã nhiều lần bắt gặp cụm từ "nuôi con theo phương pháp easy" ở các Hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm, cách chăm sóc bé hiệu quả nhất? Mẹ chưa biết EASY là phương pháp như thế nào? Chúng có những ưu, nhược điểm gì? Phương pháp easy cho trẻ sơ sinh có thật sự tốt và phù hợp cho bé yêu của mẹ hay không? Nếu cho bé theo easy thì cần sinh hoạt theo giờ giấc như thế nào? Hãy cùng Pinkspoon khám phá ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé. Phương pháp EASY cho trẻ sơ...

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Không Thể Thiếu

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và sẵn sàng bắt đầu ăn dặm? Mẹ loay hoay không biết cần chuẩn bị cho con những gì? Những dụng cụ ăn dặm cho bé nào sẽ cần thiết trong giai đoạn này?Tất cả sẽ được bật mí với mẹ trong bài viết dưới đây. Thực sự nếu bây giờ mẹ tìm mua trên mạng hoặc các siêu thị ăn dặm cho bé sẽ thấy có một thế giới dụng cụ đồ ăn dặm. Nhiều mẹ có bé đầu nên rất rối mua quá nhiều dẫn tới thừa thãi, lãng phí....

5 Món Cháo Giúp Bé Tăng Cân Tăng Cao Hiệu Quả Mẹ Đừng Bỏ Qua!

Cân nặng luôn là thước đo quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con người đặc biệt là ở trẻ em. Thông qua việc tăng cân của bé mẹ có thể biết được: tốc độ phát triển của con có đạt hay không, chế độ dinh dưỡng cho bé đã hợp lý hay chưa. Chính vì vậy, bé chậm tăng cân nên ăn uống như thế nào? Danh sách những món cháo giúp bé tăng cân luôn là những câu hỏi mà nhiều mẹ đặt ra. Bé yêu của mẹ có thiếu cân không? Thiếu cân là kết quả...

Cháo Hạt Sen Cho Bé Ăn Dặm - Vệ Sĩ Giúp Bé Tiêu Diệt Biếng Ăn

Hạt sen là một trong những loại hạt bổ dưỡng phổ biến trên toàn thế giới đặc biệt là các nước Châu Á. Chúng không chỉ tốt với người lớn mà còn có rất nhiều lợi ích với trẻ nhỏ. Trong bài viết này mẹ hãy cùng Pinkspoon khám phá xem hạt sen có tác dụng gì với bé? Bé mấy tháng có thể ăn được cháo hạt sen? Cách chuẩn bị 1 bữa cháo hạt sen cho bé ăn dặm như thế nào? mẹ nhé! 4 lợi ích của hạt sen với bé yêu Hạt sen có rất nhiều lợi ích...

Mẹ Bầu Cần Bổ Sung Gì? Cách Chọn Thuốc Bổ Bà Bầu

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe phụ nữ trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung đầy đủ các chất trong giai đoạn này không những là yếu tố quyết định cho sức khỏe bà mẹ mà còn cho sự hình thành, phát triển của thai nhi. Vậy mẹ bầu cần ăn uống như thế nào? Bổ sung những chất gì để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh? Làm sao để chọn được loại thuốc bổ bà bầu...
Lên đầu trang
Pinkspoon Pinkspoon Pinkspoon
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng