Lịch Ăn Dặm Cho Bé - Mẹ Đã Biết????

Lịch ăn dặm cho bé là một trong những hành trang vô cùng quan trọng mà mẹ cần chuẩn bị cho mình để có thể nuôi bé tốt. Đặc biệt là nếu đây là lần đâu tiên mẹ cho bé ăn dặm. Vậy thì lịch ăn dặm cho bé gồm những gì? Chia bữa theo tháng tuổi như thế nào cho hợp lý nhỉ? Các loại thức ăn mà bé có thể ăn là gì? Tất cả những câu hỏi này mẹ sẽ trả lời được sau khi đọc bài viết dưới đây của PinkSpoon đó ạ.

Mẹ đã sẵn sàng để cho bé ăn dặm mà nhàn tênh chưa ạ? Chúng ta bắt đầu ngay thôi.

Mẹ cần biết gì về lịch cho bé ăn dặm trong năm đầu tiên?

lịch ăn dặm cho bé

Dinh dưỡng trong năm thứ nhất của cuộc đời đối với bé là vô cùng quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng cả về thể chất và trí não của trẻ. Thời gian này, dinh dưỡng cũng góp phần phát triển kỹ năng nói và vận dộng cho bé.

Cho bé ăn dặm mẹ cần hiểu về khả năng ăn nhai cho từng nhóm tuổi khác nhau của bé. Từ đó mẹ có thể chọn được món ăn phù hợp cho bé.

Lịch ăn dặm cho bé nên được bắt đầu từ khi nào?

Lịch ăn dặm cho bé nên bắt đầu từ khi nào?

Thông thường trẻ sơ sinh bú mẹ sẽ bú 8 - 12 lần/ ngày. Mỗi cữ bú kéo dài trong 10 - 15 phút. Các bé bú sữa công thức có thể ăn ít bữa hơn từ 6 - 10 lần/ngày.

Khi mẹ nhận thấy bé có cảm giác đói sau mỗi cữ bú. Thường sẽ là lúc bé đạt đủ 6 tháng tuổi mẹ có thể cho bé bắt đầu được ăn dặm.

Các bé dưới 1 tuổi nên được ăn khoảng 8 bữa/ngày. Mỗi bữa cách nhau trong 2 tiếng. Trẻ lớn hơn các bữa có thể giảm đi và thời gian giữa cách bữa được kéo dài hơn.

Thêm thực phẩm, ngũ cốc vào bữa đêm thường không được khuyến cáo. Bởi chúng gần như là không khả thi đồng thời chúng cũng gây ra tình trạng tăng cân quá mức cho trẻ.

Thời gian đầu bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm, sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng chính của bé. Dần dần, lượng sữa sẽ giảm dần và thay thế vào đó là các loại thực phẩm tới từ bữa ăn hàng ngày.

Bé đã sẵn sàng dùng thức ăn đặc?

Kết quả hình ảnh cho bé ăn dặm

Theo Học viện Nhi khoa Hoa KỳTổ chức Y tế Thế giới khuyên bạn nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Tùy vào đặc điểm phát triển của từng bé mà thời gian này sẽ thay đổi. Một số bé có thể đã sẵn sàng ăn dặm trong giai đoạn từ 4 - 6 tháng.

Các dấu hiệu để biết bé đã sẵn sàng cho thức ăn đặc mà mẹ sẽ nhận thấy:

  • Bé có thể ngồi thẳng mà không cần có sự hỗ trợ của ghế tựa hay người lớn.
  • Bé có khả năng kiểm soát đầu tốt trong thời gian dài.
  • Bé thường có biểu hiện đói sau mỗi cữ bú.
  • Bé tỏ ra thích thú với các thức ăn mà mẹ hoặc người thân ăn.
  • Khi cho thìa chạm vào môi bé có phản xạ mở miệng chấp nhận.

Đối với các trẻ có nhu cầu đặc biệt, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc các chuyên gia trị liệu riêng của bé. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về thời gian, món ăn, tư thế ăn thích hợp cho bé. Ngay kể cả bé được sinh non bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.

Lịch ăn dặm cho bé

Mẹ hãy cho bé bắt đầu với 1 thìa hoặc ít hơn mỗi một loại thực phẩm. Tăng dần lượng thức ăn này lên thành 1- 2 thìa trong những ngày tiếp theo. Mục tiêu cuối của giai đoạn này là bé có thể ăn đước 4 ounces (tương đương khoảng gần 115g) thức ăn trong mỗi bữa mà không có các biểu hiện stress hay căng thẳng.

Giới thiệu thực phẩm cho bé mới ăn dặm

Luôn giới thiệu một loại thực phẩm mới với thành phần, cơ cấu đơn giản. Nên là chọn 1 mình thực phẩm đó. Cho bé dùng trong 3 - 5 ngày trước khi bé chuyển sang thực phẩm khác. Điều này sẽ giúp mẹ đánh giá được các phản ứng dị ứng có thể xảy ra như: Tiêu chảy, nôn, phát ban.... Nếu có bất cứ phản ứng nào xảy ra, hãy cho bé ngừng sử dụng thức ăn này và cho bé tới khám bác sĩ.

Không có bằng chứng nguy hại nào về khi cho bé bắt đầu ăn dặm bằng các loại thức ăn phối hợp (bột, cháo). Thực tế mẹ có thể cho bé bắt đầu với ngũ cốc. Nếu trước đó bé đang được bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn 1 loại rau trước khi chuyển sang thịt để bé có thời gian để làm quen.

Các loại nước trái cây có thể được thêm vào khẩu phần ăn dặm khi bé tròn 7 tháng tuổi. Và cho bé dùng không quá 4 ounce (120ml) nước trái cây/ngày. Tới khi bé có thể nhai, nên ưu tiên cho bé ăn trái cây dưới dạng miếng để tăng chất xơ.

Bé có thể tự cầm, đưa đồ ăn vào miệng (thường là vào tháng 9 - 12 tháng). Lúc này mẹ có thể giảm dần lượng thức ăn nghiền và tăng đậm độ của thực phẩm.

Giới hạn thời gian cho bữa ăn. Chỉ nên kéo dài trong 30 phút. Không cho bé tiếp cận với các yếu tố gây nhiễu như ti vi, ipad, đồ chơi... để hạn chế tình trạng biếng ăn.

Hầu hết trẻ nên được ăn tối thiểu 6 bữa/ngày (3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ)

Cho bé sử dụng đa dạng các loại thực phẩm cung cấp đủ cả 4 nhóm chất: Protein, lipid, glucid và vitamin chất khoáng.

Các thực phẩm không nên dùng

  • Thực phẩm cay, mặn, đường
  • Thực phẩm có thể gây nghẹn: Các loại hạt, bỏng ngô, bánh quy, nho....Các loại thực phẩm ăn dính: bơ đậu phộng, kẹo kéo....
  • Không cho bé ăn mật ong trước 12 tháng.
  • Tránh cho bé dùng rau bina (cải xoăn), củ cải đường, đậu xanh, bí đóng gói. Vì chúng chứa nhiều nitrat, có thể gây thiếu máu.

Lời khuyên bổ sung cho mẹ

Kết quả hình ảnh cho trẻ đói

Không làm ấm sữa, thức ăn cho trẻ ăn bằng lò vi sóng

Chúng có thể làm bỏng cổ họng và miệng của bé. Thay vào đó, hãy làm ấm chai trong nồi nước ấm hoặc trong 1 bát nước ấm. Lắc chai sau khi hâm nóng để đảm bảo sữa hoặc thức ăn được làm nóng đều.

Tư thế cho trẻ ăn

Luôn cho bé ăn ở tư thế ngồi thẳng và đưa thức ăn cho bé một cách trực diện. Đối với các bé có nhu cầu đặc biệt, mẹ cần nói chuyện với bác sĩ và các chuyên gia điều trị riêng của bé.

Đừng để bé ngủ khi bé vẫn ngậm sữa

Sữa tích tụ trong miệng của bé sẽ là nguyên nhân gây sâu răng và sặc có thể dẫn tới nhiễm trùng tai.

Không cho bé ăn thức ăn đặc bằng bình hoặc các dụng cụ tương tự

Điều này rất dễ khiến bé bị nghẹn do không chủ động được lượng thức ăn bé ăn vào. Đây cũng là nguyên nhân có thể làm chậm sự phát triển các kỹ năng ăn dặm của trẻ.

Thực phẩm dị ứng

Các loại thực phẩm như: trứng, sữa, sản phẩm từ trứng, sữa, đậu nành, lúa mì, cá, động vật có vỏ, đậu phộng, các loại hạt thường có tỉ lệ dị ứng cao. Nếu cho trẻ bắt đầu ăn chúng quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ này. Nên chúng cần được giới thiệu ở các thời gian muộn hơn. Nếu cho bé ăn bơ đậu phộng, hãy cho bé ăn cùng bánh mì.

Hãy kiên nhẫn khi cung cấp thực phẩm mới. Vì bé có thể mất tới 10 -15 lần để có thể chấp nhận chúng.

Lịch ăn dặm cho bé về thực phẩm

Kết quả hình ảnh cho thực phẩm ăn dặm

Cho dù bé đang ở độ tuổi nào. Thì trong lịch ăn dặm của bé dưới 1 tuổi, sữa mẹ và sữa công thức luôn phải được cung cấp đủ cho bé. Chúng được coi là trung tâm của thực đơn ăn dặm cho bé. Cụ thể trong từng tháng tuổi như sau:

4 - 6 tháng

Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 600 - 800ml/ ngày. Chia làm 4 - 6 bữa

Ngũ cốc cho trẻ sơ sinh: 1 - 2 muỗng.

6 - 8 tháng

Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 600 - 800ml/ngày. Chia làm 3 - 5 cữ.

Ngũ cốc cho trẻ: 2 - 4 muỗng canh

Bánh quy giòn: 2 cái

Bánh mì: 1/2 lát

Nước trái cây: 0 - 90ml/ngày

Trái cây hoặc rau quả: 2 - 3 muỗng canh

Thịt hoặc cá: 1 - 2 muỗng

9 -12 tháng

Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 600 - 800ml. Chia làm 3 - 4 cữ/ngày

Phô mai: 15mg hoặc sữa chua ( 1 hộp)

Ngũ cốc: 2 - 4 muỗng canh

Bánh mì: 1/2 lát

Bánh quy giòn: 2 cái

Mì ống: 3 - 4 muỗng canh

Nước trái cây: 100ml

Trái cây hoặc rau quả: 3 - 4 muỗng

Thịt hoặc cá hoặc đậu: 3 -4 muỗng

Làm sao để mẹ biết bé đang đói hay no trong lịch ăn dặm cho bé?

Bé có thể rất dễ quẩy khóc vì đói, mệt mỏi. Nhưng nếu mẹ ép bé ăn quá nhiều, chúng sẽ có xu hướng kháng cự trở lại. Trẻ thường có biểu hiện sợ ăn, biếng ăn, quấy khóc và có ác cảm về việc ăn uống.

Các mẹo dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng nhận ra rằng bé đang đói hay no.

Một số dấu hiệu khác cho thấy bé đang đói:

  • Bé thường xuyên đánh môi
  • Ngậm, bú lâu hơn
  • Chỉ vào muỗng thức ăn hoặc bàn tay của mẹ, người cho bé ăn.
  • Đưa tay lên miệng và mút tay của bé.

Các dấu hiệu cho thấy bé đã no

  • Bé ngoảnh đầu đi khi được cho bú, cho ăn.
  • Bé cảm thấy buồn ngủ sau ăn.
  • Thay đổi tư thế, lắc đầu, ngậm chặt miệng khi được cho ăn thêm.
  • Đẩy thức ăn đi khi được cho ăn.

Kết luận

Kết quả hình ảnh

PinkSpoon hy vọng sau bài viết này mẹ đã biết cách xác định đúng thời điểm cho bé ăn dặm. Chọn được món ăn phù hợp với bé trong các tháng tuổi.

Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc nào về lịch ăn dặm của bé nhà mình hãy inbox hoặc comment ngay có Pinkspoon mẹ nhé!

Hẹn gặp lại mẹ và bé trong các bài viết tiếp theo.

SEE YOU

Bài viết liên quan:

6 Loại Thực Phẩm Bổ Sung Canxi Cho Bé Giúp Con Phát Triển Vượt Trội

Canxi là một chất dinh dưỡng mà tất cả các sinh vật sống trên trái đất đều cần bao gồm cả con người. Ở người, canxi có thể chiếm đến 2% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm 40% trọng lượng của tất cả các loại vi chất cộng lại. Vậy canxi có vai trò gì đối với chúng ta? Cần bổ sung bao nhiêu canxi 1 ngày là đủ? Nhiều mẹ có thói quen bổ sung canxi cho bé từ thuốc hoặc thực phẩm để giúp con cao lên, điều này có đúng không? Cần chọn thực phẩm bổ...

Sữa Chua Cho Bé 6 Tháng - Mẹ Đã Chọn Đúng Loại Cho Bé Chưa?

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và đang bắt đầu ăn dặm? Hệ tiêu hóa của bé chưa tốt nên mẹ muốn bổ sung thêm sữa chua cho bé 6 tháng mà không biết có an toàn không? Chọn sữa chua cho bé 6 tháng cần lưu ý gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Pinkspoon. Khi nào bé có thể ăn được sữa chua?   Mặc dù có rất nhiều bác sĩ đưa ra lời khuyên là: chỉ nên cho bé ăn sữa chua khi bé được 9 - 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất...

Cách Nấu Cháo Rây Cho Bé Ăn Dặm Chuẩn Mẹ Nhật

Mẹ đang muốn cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhưng không biết cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm như thế nào? Cho bé dùng cháo rây có những ưu điểm, nhược điểm gì? Cách nấu chúng có khó không? Có cách nào để nấu cháo rây thật nhanh cho mẹ bận rộn không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pinkspoon để có được câu trả lời mẹ nhé! Khi nào bé có thể bắt đầu ăn cháo rây?   Giai đoạn từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi được 2...

Phương Pháp Easy Cho Trẻ Sơ Sinh - Con Dao 2 Lưỡi Mẹ Cần Thay Đổi

Mẹ đã nhiều lần bắt gặp cụm từ "nuôi con theo phương pháp easy" ở các Hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm, cách chăm sóc bé hiệu quả nhất? Mẹ chưa biết EASY là phương pháp như thế nào? Chúng có những ưu, nhược điểm gì? Phương pháp easy cho trẻ sơ sinh có thật sự tốt và phù hợp cho bé yêu của mẹ hay không? Nếu cho bé theo easy thì cần sinh hoạt theo giờ giấc như thế nào? Hãy cùng Pinkspoon khám phá ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé. Phương pháp EASY cho trẻ sơ...

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Không Thể Thiếu

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và sẵn sàng bắt đầu ăn dặm? Mẹ loay hoay không biết cần chuẩn bị cho con những gì? Những dụng cụ ăn dặm cho bé nào sẽ cần thiết trong giai đoạn này?Tất cả sẽ được bật mí với mẹ trong bài viết dưới đây. Thực sự nếu bây giờ mẹ tìm mua trên mạng hoặc các siêu thị ăn dặm cho bé sẽ thấy có một thế giới dụng cụ đồ ăn dặm. Nhiều mẹ có bé đầu nên rất rối mua quá nhiều dẫn tới thừa thãi, lãng phí....

5 Món Cháo Giúp Bé Tăng Cân Tăng Cao Hiệu Quả Mẹ Đừng Bỏ Qua!

Cân nặng luôn là thước đo quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con người đặc biệt là ở trẻ em. Thông qua việc tăng cân của bé mẹ có thể biết được: tốc độ phát triển của con có đạt hay không, chế độ dinh dưỡng cho bé đã hợp lý hay chưa. Chính vì vậy, bé chậm tăng cân nên ăn uống như thế nào? Danh sách những món cháo giúp bé tăng cân luôn là những câu hỏi mà nhiều mẹ đặt ra. Bé yêu của mẹ có thiếu cân không? Thiếu cân là kết quả...

Cháo Hạt Sen Cho Bé Ăn Dặm - Vệ Sĩ Giúp Bé Tiêu Diệt Biếng Ăn

Hạt sen là một trong những loại hạt bổ dưỡng phổ biến trên toàn thế giới đặc biệt là các nước Châu Á. Chúng không chỉ tốt với người lớn mà còn có rất nhiều lợi ích với trẻ nhỏ. Trong bài viết này mẹ hãy cùng Pinkspoon khám phá xem hạt sen có tác dụng gì với bé? Bé mấy tháng có thể ăn được cháo hạt sen? Cách chuẩn bị 1 bữa cháo hạt sen cho bé ăn dặm như thế nào? mẹ nhé! 4 lợi ích của hạt sen với bé yêu Hạt sen có rất nhiều lợi ích...

Mẹ Bầu Cần Bổ Sung Gì? Cách Chọn Thuốc Bổ Bà Bầu

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe phụ nữ trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung đầy đủ các chất trong giai đoạn này không những là yếu tố quyết định cho sức khỏe bà mẹ mà còn cho sự hình thành, phát triển của thai nhi. Vậy mẹ bầu cần ăn uống như thế nào? Bổ sung những chất gì để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh? Làm sao để chọn được loại thuốc bổ bà bầu...
Lên đầu trang
Pinkspoon Pinkspoon Pinkspoon
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng