Lịch Chích Ngừa Cho Bé Từ 0 - Trên 3 Tuổi

Tiêm chủng là một việc cần thiết, đơn giản, hiệu quả mà mẹ cần làm để bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh. Bởi: hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện đầy đủ, bé rất dễ nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nguy hiểm. Việc tiêm vắc xin đầy đủ sẽ giúp cơ thể trẻ tạo được kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Lịch chích ngừa cho bé từ 0 - trên 3 tuổi

Trẻ sơ sinh cần tiêm những mũi nào?

Ngay khi ra đời trẻ sẽ cần phải được tiêm đầy đủ 2 mũi vacxin phòng viêm gan B (trong 24h đầu tiên) và 1 mũi BCG để phòng lao.

Lịch tiêm chủng cho bé 2 tháng

lịch chích ngừa cho bé

Khi bé được 2 tháng tuổi, mẹ cần cho bé tiêm đầy đủ các loại vacxin sau:

  • Vacxin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae typs B (HIB) gây ra. Mẹ có thể lựa chọn loại 6 trong 1 - Infanrix hexa (tức là bé chỉ cần tiêm 1 mũi là đã có thể phòng cả 6 loại bệnh trên). Hoặc vacxin 5 trong 1 Petaxim (không có khả năng phòng ngừa viêm gan B).
  • Vacxin phòng bệnh tiêu chảy do Rota virut gây ra.
  • Vacxin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm màng não do phế cầu, viêm phổi.

Trẻ 3 tháng tiêm những mũi nào?

Nếu bé yêu của mẹ đã tròn 3 tháng tuổi, thì đây là lúc mẹ có thể đưa bé đi tiêm lại mũi 2 của vacxin 6 trong 1 (trong trường hợp bé tiêm vacxin 5 trong 1 thì cần được tiêm thêm mũi viêm gan B).

Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy do Rota virus (liều 2).

Lịch tiêm chủng cho bé 4 tháng

Tới 4 tháng tuổi là lúc bé cần được tiêm mũi cuối - mũi 3 của vacxin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 đó mẹ ạ.

Ngoài ra, mẹ đừng quên cho bé tiêm thêm 1 mũi vacxin Synflorin để phòng bệnh viêm tại giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu (2 mũi) mẹ nhé.

Lịch chích ngừa cho bé 6 tháng tuổi

Tháng thứ 6 là thời gian bé cần được tiêm đủ 3 loại vacxin sau:

  • Vacxin phòng cúm (hiện nay trên thị trường có 2 loại là vacxin Vaxigrip hoặc Influvax).
  • Vacxin phòng bệnh viêm màng não do mô cầu B + C (VA - MENGOC - BC) - mũi 1.
  • Vacxin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu 9Synflorix) - mũi 3

Lịch chích ngừa cho bé 9 tháng tuổi

  • Vacxin phòng bệnh viêm màng não do mô cầu B + C (VA - MENGOC - BC) - mũi 2.
  • Vắc xin phòng bệnh sởi - MVVAC

Lịch chích ngừa cho trẻ 12 tháng tuổi

  • Vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella (tiêm mũi 3 trong 1 - MMR - II/MMR)
  • Vắc xin phòng thủy đậu - Varivax/ Varicella
  • Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B - Jevax - mũi 1 (mũi 2 bé sẽ cần tiêm sau đó 1 tuần).
  • Vắc xin phòng bệnh viêm gan A - Avaxim - Mũi 1
  • Vắc xin phòng bệnh viêm tai gữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu (Synflorix) mũi 4.

Lịch chích ngừa cho trẻ 15 - 24 tháng

  • Vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 mũi 4 (nếu bé đang tiêm mũi 5 trong 1 thì cần được tiêm thêm 1 mũi vắc xin phòng viêm gan B).
  • Tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh viêm gan A Avaxim.
  • Mũi 3 vắc xin phòng cúm Vaxigrip

Lịch chích ngừa cho trẻ 24 tháng tuổi

  • Vắc xin phòng bệnh viêm màng não cho não mô cầu A + C.
  • Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi 3)
  • Vắc xin phòng bệnh thương hàn TYPHIM
  • Uống vắc xin phòng bệnh tả ở những vùng có nguy cơ (cần được uống 2 lần, lần 2 cách lần uống đầu tiên 2 tuần).

Từ 3 tuổi trở lên

  • Vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, Rubella (mũi 3 trong 1 MMR - II/MMR)
  • Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục (khuyến nghị tiêm cho bé gái trên 8 tuổi). Có 2 loại mẹ có thể lựa chọn cho bé là Gardasil và vắc xin Cervarix. Trong đó dòng Gardasil thường phổ biến hơn, có tác dụng tốt và phòng được nhiều chủng gây bệnh hơn.
  • Vắc xin Vaxigrip phòng cúm (nên tiêm hàng năm)
  • Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A + C (MENINGOCOCCAL A + C) - mũi nhắc lại.
  • Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản ( được chỉ định khi bé đủ 5 tuổi, sau đó tiêm 3 năm/lần cho tới khi đủ 15 tuổi).
  • Khi trẻ được 4 tuổi thì mẹ cần cho bé đi tiêm mũi nhắc lại của vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Tetraxim). Sau đó tiêm nhắc sau lại mỗi 10 năm.

Một số phản ứng sau tiêm thường gặp

Việc gặp phải các phản ứng sau tiêm là điều hoàn toàn bình thường khi tiêm vắc xin, Tuy nhiên, mẹ cần phân biệt đâu là phản ứng bình thường và đâu là phản ứng bất thường để có cách xử trí phù hợp.

Các phản ứng bình thường

Nếu bé có các dấu hiệu sau

  • Sốt nhẹ (38 - 38.5 độ C)
  • Quấy khóc và ăn uống kém hơn bình thường
  • Vết tiêm đỏ, sưng nhẹ. Đối với vắc xin phòng lao vết tiêm có thể sưng to hơn bình thường tạo thành cục tại vùng tiêm, điều này là hoàn toàn bình thường mẹ không cần quá lo lắng.
  • Phát ban nhẹ (thường xảy ra khi bé tiêm phòng sởi)

Đây đều là các triệu chứng bình thường sau tiêm và sẽ tự hết sau 1  - 2 ngày.

Một số những dấu hiệu nguy hiểm

Lịch chích ngừa cho bé

Nếu sau tiêm bé có những biểu hiện dưới đây, mẹ cần đưa trẻ tới ngay các sơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời:

  • Sốt trên 39 độ
  • Co giật hay mệt lả, không có phản ứng khi được gọi, thờ ơ.
  • Tím tái, khó thở, thở rít, rút lõm lồng ngực khi thở
  • Trẻ quấy khóc dữ dội, khóc thét kéo dàu
  • Trẻ ăn/bú kém cùng các phản ứng thường gặp: sốt nhẹ, quấy khóc, phát ban.... kéo dài trên 1 ngày.

Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

chăm sóc trẻ sau tiêm

Để hạn chế các phản ứng sau tiêm cho bé mẹ nên:

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối - đầy đủ các chất hàng ngày, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn và uống thêm các loại nước (với trẻ trên 6 tháng tuổi). Không cho trẻ ăn, bú khi nằm, bế trẻ ở tư thế cao đầu và quan sát từ 15 - 30 phút sau khi ăn, uống.
  • Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường khi trẻ sốt > 38.5 độ C, quấy khóc (paracetamol, ibuprofen với liều phù hợp với cân nặng và đúng thời gian quy định).
  • Nếu tại vết tiêm bị sưng, đỏ có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng.
  • Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây gat bôi bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
  • Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là lịch tiêm chủng cho bé từ 0 - trên 3 tuổi được Bộ Y tế cấp phép và áp dụng tại các cơ sở y tế trên cả nước. Mẹ đừng quên cho bé đi tiêm đầy đủ để bé được bảo vệ tốt nhất mẹ nhé.

Bài viết liên quan:

6 Loại Thực Phẩm Bổ Sung Canxi Cho Bé Giúp Con Phát Triển Vượt Trội

Canxi là một chất dinh dưỡng mà tất cả các sinh vật sống trên trái đất đều cần bao gồm cả con người. Ở người, canxi có thể chiếm đến 2% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm 40% trọng lượng của tất cả các loại vi chất cộng lại. Vậy canxi có vai trò gì đối với chúng ta? Cần bổ sung bao nhiêu canxi 1 ngày là đủ? Nhiều mẹ có thói quen bổ sung canxi cho bé từ thuốc hoặc thực phẩm để giúp con cao lên, điều này có đúng không? Cần chọn thực phẩm bổ...

Sữa Chua Cho Bé 6 Tháng - Mẹ Đã Chọn Đúng Loại Cho Bé Chưa?

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và đang bắt đầu ăn dặm? Hệ tiêu hóa của bé chưa tốt nên mẹ muốn bổ sung thêm sữa chua cho bé 6 tháng mà không biết có an toàn không? Chọn sữa chua cho bé 6 tháng cần lưu ý gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Pinkspoon. Khi nào bé có thể ăn được sữa chua?   Mặc dù có rất nhiều bác sĩ đưa ra lời khuyên là: chỉ nên cho bé ăn sữa chua khi bé được 9 - 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất...

Cách Nấu Cháo Rây Cho Bé Ăn Dặm Chuẩn Mẹ Nhật

Mẹ đang muốn cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhưng không biết cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm như thế nào? Cho bé dùng cháo rây có những ưu điểm, nhược điểm gì? Cách nấu chúng có khó không? Có cách nào để nấu cháo rây thật nhanh cho mẹ bận rộn không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pinkspoon để có được câu trả lời mẹ nhé! Khi nào bé có thể bắt đầu ăn cháo rây?   Giai đoạn từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi được 2...

Phương Pháp Easy Cho Trẻ Sơ Sinh - Con Dao 2 Lưỡi Mẹ Cần Thay Đổi

Mẹ đã nhiều lần bắt gặp cụm từ "nuôi con theo phương pháp easy" ở các Hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm, cách chăm sóc bé hiệu quả nhất? Mẹ chưa biết EASY là phương pháp như thế nào? Chúng có những ưu, nhược điểm gì? Phương pháp easy cho trẻ sơ sinh có thật sự tốt và phù hợp cho bé yêu của mẹ hay không? Nếu cho bé theo easy thì cần sinh hoạt theo giờ giấc như thế nào? Hãy cùng Pinkspoon khám phá ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé. Phương pháp EASY cho trẻ sơ...

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Không Thể Thiếu

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và sẵn sàng bắt đầu ăn dặm? Mẹ loay hoay không biết cần chuẩn bị cho con những gì? Những dụng cụ ăn dặm cho bé nào sẽ cần thiết trong giai đoạn này?Tất cả sẽ được bật mí với mẹ trong bài viết dưới đây. Thực sự nếu bây giờ mẹ tìm mua trên mạng hoặc các siêu thị ăn dặm cho bé sẽ thấy có một thế giới dụng cụ đồ ăn dặm. Nhiều mẹ có bé đầu nên rất rối mua quá nhiều dẫn tới thừa thãi, lãng phí....

5 Món Cháo Giúp Bé Tăng Cân Tăng Cao Hiệu Quả Mẹ Đừng Bỏ Qua!

Cân nặng luôn là thước đo quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con người đặc biệt là ở trẻ em. Thông qua việc tăng cân của bé mẹ có thể biết được: tốc độ phát triển của con có đạt hay không, chế độ dinh dưỡng cho bé đã hợp lý hay chưa. Chính vì vậy, bé chậm tăng cân nên ăn uống như thế nào? Danh sách những món cháo giúp bé tăng cân luôn là những câu hỏi mà nhiều mẹ đặt ra. Bé yêu của mẹ có thiếu cân không? Thiếu cân là kết quả...

Cháo Hạt Sen Cho Bé Ăn Dặm - Vệ Sĩ Giúp Bé Tiêu Diệt Biếng Ăn

Hạt sen là một trong những loại hạt bổ dưỡng phổ biến trên toàn thế giới đặc biệt là các nước Châu Á. Chúng không chỉ tốt với người lớn mà còn có rất nhiều lợi ích với trẻ nhỏ. Trong bài viết này mẹ hãy cùng Pinkspoon khám phá xem hạt sen có tác dụng gì với bé? Bé mấy tháng có thể ăn được cháo hạt sen? Cách chuẩn bị 1 bữa cháo hạt sen cho bé ăn dặm như thế nào? mẹ nhé! 4 lợi ích của hạt sen với bé yêu Hạt sen có rất nhiều lợi ích...

Mẹ Bầu Cần Bổ Sung Gì? Cách Chọn Thuốc Bổ Bà Bầu

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe phụ nữ trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung đầy đủ các chất trong giai đoạn này không những là yếu tố quyết định cho sức khỏe bà mẹ mà còn cho sự hình thành, phát triển của thai nhi. Vậy mẹ bầu cần ăn uống như thế nào? Bổ sung những chất gì để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh? Làm sao để chọn được loại thuốc bổ bà bầu...
Lên đầu trang
Pinkspoon Pinkspoon Pinkspoon
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng