Biếng ăn là tình trạng hay gặp ở trẻ em, ở bất cứ độ tuổi nào. Làm mẹ lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của con. Để điều trị biếng ăn thành công, việc tìm và phát hiện nguyên nhân bé biếng ăn là gì là cực kì quan trọng.
Trong bài viết dưới đây mẹ hãy cũng Pinkspoon tìm hiểu về các nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng biếng ăn của trẻ.
Biếng ăn trẻ em là gì?
Biếng ăn hay còn gọi là rối loạn hành vi ăn uống. Là một biểu hiện của nhiều nguyên nhân, nếu kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả cực kì nghiêm trọng như:
Không cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu
Trẻ biếng ăn thường sẽ từ chối một hoặc một số loại thực phẩm nhất định. Đồng thời, lượng thức ăn ăn vào hàng ngày của bé cũng ít hơn nhiều so với các bạn cùng độ tuổi.
Do đó, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ rất dễ bị mất cân đối, thiếu cả về số lượng và chất lượng của bữa ăn.
Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ
Thường các một số các độ tuổi như: dưới 6 tuổi, trẻ vị thành niên, trẻ dậy thì... cha mẹ không quan tâm hoặc không biết cách cho trẻ ăn bé sẽ rất dễ mắc chứng biếng ăn. Trong khi đó, đây đều là những giai đoạn cực kì quan trọng, mà nếu bỏ lỡ trẻ có thể sẽ chậm tăng trưởng và để lại di chứng suốt cuộc đời. Nhất là về chiều cao và trí tuệ.
Các loại biếng ăn thường gặp ở trẻ em
Biếng ăn có nhiều hình thức khác nhau bao gồm:
- Ăn quá nhiều
- Thiếu ăn
- Từ chối ăn một loại thực phẩm nào đó
Mỗi loại biếng ăn có các triệu chứng và hành vi riêng biệt giúp bạn có thể nhận ra chúng. Nhưng nhìn chung, một số các triệu chứng gợi ý tới biếng ăn gồm có:
- Lượng ăn vào chỉ cung cấp từ 50 -60% nhu cầu năng lượng (Tham khảo ý kiến của bác sĩ)
- Thời gian mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút
- Chỉ ăn một hoặc một số loại thức ăn nhất định
Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ có những biểu hiện này? Và cách xử lý, điều trị biếng ăn sẽ như thế nào? Mời mẹ cùng Pinkspoon đọc ngay các phần tiếp theo mẹ nhé!
Nguyên nhân bé biếng ăn là gì?
Nguyên nhân chính xác của biếng ăn vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia và bác sĩ tin rằng việc kết hợp giữa các yếu tố: di truyền, thể chất, xã hội, tâm lý là những nguyên nhân chính gây nên sự phát triển biếng ăn ở trẻ.
Nguyên nhân di truyền
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng có sự liên quan giữa sự tiết Serotonin với nguy cơ biếng ăn ở trẻ.
Các bà mẹ khi mang thai bị nghén nhiều hoặc không chịu ăn, stress, hay buồn rầu, trầm cảm cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn.
Nguyên nhân thực thể
Khi bé bị ốm sẽ làm tăng cảm giác chán ăn, mệt mỏi, đồng thời enzym tiêu hóa cũng tiết ra ít hơn. Một số các bệnh có thể là nguyên nhân trẻ biếng ăn gồm có:
- Bệnh lý cấp tính vùng miệng, họng: viêm họng, nhiệt, tưa lưỡi....
- Bệnh nha khoa: mọc răng, đau răng...
- Bệnh đường hô hấp: ho, viêm họng, viêm phổi.....
- Bệnh lý đường tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa...
Nguyên nhân tâm lý - xã hội
Nhận thức sai về ăn uống và thức ăn
- Dạy ăn sai mục tiêu
- Sử dụng thức ăn sai mục đích
- Lượng và thức ăn không phù hợp
- Khẩu phần không cân đối
Các nguyên nhân tâm lý
- Sợ hãi thức ăn và bữa ăn: khi chuyển từ các mốc ăn cháo, ăn cơm
- Cá tính kém thích nghi
- Sang chấn tâm lý từ môi trường: thay đổi môi trường sống, đi lớp...
- Rối loạn tình cảm: cha mẹ thường xuyên gây lộn, hay bị quát mắng....
Mẹ cần làm gì khi bé biếng ăn?
Thời gian mỗi bữa ăn
- Giới hạn bữa ăn: 20 - 30 phút
Thức ăn
- Phù hợp với tuổi, tâm lý, cá tính, tình trạng....
- Giới thiệu món mới một cách hệ thống, kiên trì
- Thường xuyên đổi món cho trẻ
Thái độ
- Khuyến khích trẻ tham gia vào bữa ăn, không la mắng hù dọa, khen ngợi và ủng hộ....
Ăn vặt và đồ chiên xào rán quá nhiều
- Glucid hay còn gọi là chất bột đường là một thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Chúng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Sau một thời gian lao động đường huyết sẽ bị giảm. Người ta cảm thấy đói. Lúc đó ăn bánh kẹo vào cảm giác đói sẽ nhanh chóng mất đi và thèm ăn cũng hết. Trước bữa ăn, nếu trẻ kêu đói, ta cho trẻ ăn đường, bánh, kẹo thì đến bữa chúng sẽ không chịu ăn cơm, vì đã hết cảm giác đói.Do đó, tuyệt đối mẹ không nên cho con đường, bánh kẹo ngọt trước bữa ăn
- Thêm chất béo vào trong tô cháo của con sẽ là một cách hoàn hảo để tăng đậm độ năng lượng của bát cháo, giúp con cảm nhận được hương vị thơm ngon của các loại thực phẩm. Tuy nhiên, Chất béo làm cho sự di chuyển của thức ăn trong dạ dày cầm lại. Lipid vào dạ dày sẽ kích thích tiết ra một loại nội tiết tố có tác dụng ức chế sự co bóp của dạ dày, làm tăng thời gian cho quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Vì thế, nếu ăn nhiều lipid ta thường cảm thấy bị đầy bụng, no lâu.
Kết luận
Biếng ăn là hiện tượng phổ biến. Nhưng mẹ không nên quá chủ quan. Để phòng tình trạng biếng ăn biếng ăn kéo dài ảnh hưởng tới sự phát triển của con, việc thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm để con làm quen và cảm nhận được các hương vị khác nhau là điều vô cùng quan trọng.
PinkSpoon là công ty cung cấp nguyên liệu tươi sạch, an toàn dùng để nấu cháo ăn dặm cho trẻ nhỏ ở độ tuổi tập ăn.
Tại PinkSpoon với gần 200 set nguyên liệu đã được sơ chế, đóng gói và hút chân không theo từng phần rất tiện lợi.
Mẹ sẽ không còn phải suy nghĩ "Hôm nay cho con ăn gì?", việc sơ chế các nguyên liệu cũng chỉ còn trong quá khứ mà thôi.
- Mỗi set nguyên liệu của Pinks cung cấp 30g đạm, 20g rau xanh, kèm dầu ăn và tinh bột (cháo, nui, bún,…) nấu vừa đủ 1 chén cháo cân bằng dinh dưỡng, giúp bé yêu tăng cân an toàn, đủ chất.
- Đặc biệt nguyên liệu tươi sạch, không chất bảo quản, đã được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Mẹ vừa có thể tự tay chuẩn bị bữa ăn cho con mà vẫn có thời gian cho các công việc khác của mình vì chỉ mất vài phút để nấu là có ngay chén cháo nóng hổi cho con. Hoặc Mẹ lưu trữ trong tủ lạnh trong vòng 1 tuần để con yêu được đổi vị mỗi ngày mà không phải vất vả đi chợ như trước nữa.
Mẹ còn chần chờ gì mà không inbox ngay cho Pinkspoon để được tư vấn ????