Mấy tháng thì cho bé ăn dặm là câu hỏi mà bất cứ bà mẹ nào có con nhỏ đều sẽ thắc mắc. Bởi ăn dặm là một thời điểm cực kì quan trọng đối với trẻ.
Cho bé ăn dặm hoàn toàn không khó. Chỉ cần mẹ tìm ra đúng thời điểm khi nào nên cho bé ăn dặm và khi bé ăn dặm thì cần ăn gì là mẹ đã thành công được 50% rồi đó ạ.
Vậy thì hãy để PinkSpoon giới thiệu tới mẹ tất cả những điều về thời điểm ăn dặm cho bé mà mẹ cần phải biết trong bài viết này mẹ nhé.
Mấy tháng thì cho bé ăn dặm là tốt nhất?
Trong 6 tháng đầu trẻ được cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng đầy đủ từ sữa mẹ và sữa công thức. Tuy nhiên sau giai đoạn này chất lượng của sữa mẹ ngày càng giảm. Đồng thời trẻ cũng phát triển rất nhanh đòi hỏi mẹ phải cung cấp thêm cho bé các chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm bên ngoài.
Thời điểm để bé bắt đầu ăn dặm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm phát triển của từng bé. Ăn dặm sẽ chỉ hiệu quả và dễ dàng cho bà mẹ nếu bé đã thực sự đã chuẩn bị sẵn sàng để bước vào quá trình này.
Nhưng thông thường, thời điểm phù hợp cho các bé không có các triệu chứng, bệnh lý bất thường sẽ là vào khoảng cuối tháng thứ 5 và đầu tháng tuổi thứ 6 của trẻ.
Hoặc mẹ cũng có thể tự quyết định được thời điểm cho bé ăn dặm khi mẹ thấy nó thực sự cần thiết. Việc này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với việc theo dõi các dấu hiệu, độ tuổi của bé. Mẹ có thể sẽ cần phải chăm sóc và chú ý tới cách cho trẻ ăn dặm hơn trong những tháng đầu tiên.
Bất kể là mẹ quyết định thời điểm cho bé ăn dặm là khi nào. Mẹ cũng cần quan tâm tới nhu cầu của trẻ hơn là nhu cầu của mẹ. Đặc biệt là mẹ không nên so sánh tình trạng ăn của bé với các trẻ khác. Mẹ càng không nên ép trẻ phải ăn được lượng tương tự như thế.
Làm thế nào để biết trẻ đã sẵn sàng tập ăn bổ sung?
Vậy là mình đã biết mấy tháng thì bé ăn dặm rồi đúng không ạ? Nhưng mẹ ơi, không phải bé nào cũng được ăn dặm khi được 6 tháng tuổi đâu ạ. Mẹ có thể cho bé ăn dặm sớm hay muộn hơn đựa vào các dấu hiệu mà bé biểu hiện ra với mẹ đó.
Kể từ khi sinh ra trẻ chỉ nhận năng lượng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nên bất cứ loại thực phẩm lạ nào chui vào miệng chúng đều sẽ có phản xạ đẩy lưỡi để tránh không bị nghẹt. Vào tháng thứ 4 phản xạ này sẽ yếu dần và mất đi. Đó là một trong những chỉ báo rằng bé của bạn đã sẵn sàng cho đồ ăn đặc hơn.
Từ tháng thứ 4 hệ enzym tiêu hoá của trẻ cũng hoàn thiện hơn. Nó có khả năng sản xuất được các loại enzym để tiêu hoá các thực phẩm khác nhau ngoài sữa mẹ.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhận thấy một số chỉ điểm cho việc ăn dặm từ bé như:
- Bú nhiều hơn mỗi ngày, sau mỗi bữa bú trẻ vẫn không cảm thấy no
- Bé hay bị thức giấc trong đêm mặc dù trước đó đã ngủ
- Bé thể hiện việc thích thú được làm quen với các loại thức ăn đặc.
- Bé thường xuyên mút ngón tay hoặc đồ chơi
- Bé có thể ngồi vững mà không cần sự trợ giúp từ mẹ
- Bé có thể tự điều chỉnh và cử động đầu của mình một cách nhanh nhạy
Mấy tháng thì cho bé ăn dặm là muộn?
Như phần trên PinkSpoon đã chia sẻ. Bé của mẹ cần phải được bổ sung các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bên ngoài vào tkhoangr tháng thứ 6. Bởi nếu ăn dặm quá muộn (sau 270 ngày) trẻ sẽ phải đối mặt với các nguy cơ:
- Trẻ không nhận được các thức ăn thêm để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
- Trẻ không nhận đủ các chất dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng và thiếu vi chất như: còi xương do thiếu canxi, thiếu máu do thiếu sắt.
Vậy nếu mẹ lo lắng bé bị thiếu dinh dưỡng nên đề phòng cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không ta?
Mấy tháng thì cho bé ăn dặm là quá sớm?
Theo các chuyên gia và các nghiên cứu đã chứng minh thì chúng ta không nên cho trẻ ăn dặm sớm đâu mẹ ạ. Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng) có nhiều nhược điểm đó:
- Làm cho trẻ ít bú sữa mẹ, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của trẻ
- Tăng nguy cơ mắc một số bệnh vì thiếu các yếu tố bảo vệ bé có trong sữa mẹ.
- Tăng nguy cơ bị mắc tiêu chảy do thức ăn bổ sung không sạch, không tiêu hóa dễ như sữa mẹ.
- Tăng nguy cơ dị ứng vì trẻ chưa thể tiêu hóa được một số chất có trong thức ăn.
- Tăng nguy cơ mang thai của bà mẹ nếu không cho con bú hoàn toàn.
Có thể bé của bạn chưa nên ăn dặm trong thời điểm này
Mặc dù các mẹ thường sẽ bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé đạt 6 tháng tuổi. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp sau có thể mẹ chưa nên cho bé ăn.
Dị ứng
Nếu mẹ hoặc bố của bé có tiền sử dị ứng thực phẩm. Mẹ cần cân nhắc cho bé trì hoãn việc ăn dặm cho tới khi bé được 1 tuổi. Nghiên cứu cho thấy rằng việc cho trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng tiềm ẩn trong khi cho con bú có thể làm giảm nguy cơ dị ứng.
Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trong các trường hợp bé bị dị ứng nặng. Để bé có thể được nhận 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Bé chưa sẵn sàng cho ăn dặm về sức khỏe
Nếu bé của mẹ đang bị ốm hoặc mọc răng. Mẹ đừng bắt bé ăn dặm ngay khi đó mẹ nhé. Mẹ có thể đợi tới khi bé khỏe lại và sẵn sàng tốt về tâm lý cho việc bất đầu một chế độ ăn mới.
Cách tốt nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm
Cách tốt nhất mẹ có thể cho bé ăn dặm đó là từ từ giảm dần thời gian và tần suất mẹ cho bé bú mỗi ngày. Trước tiên mẹ vẫn cho bé bú như những ngày bình thường. Sau đó thay dần 1 bữa sữa trong ngày (nên là bữa sáng hoặc bữa trưa) để thay bằng thức ăn đặc. Bé sẽ cảm thấy hứng thú với một hoạt động tự nhiên hơn đó.
Dần dần, mẹ có thể thay thế dần các bữa sữa khác trong ngày. Trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.
Kết luận
Vậy là ngày hôm nay PinkSpoon đã cùng mẹ tìm hiểu được về thời điểm hợp lý cho bé ăn dặm. Giúp mẹ trả lời câu hỏi "mấy tháng thì cho bé ăn dặm" rồi đúng không ạ?
PinkSpoon hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ xác định đúng được thời điểm phù nhất cho bé của mẹ ăn dặm.
Nếu có bất cứ câu hỏi, thắc mắc gì mẹ hãy inbox, comment ngay cho PinkSpoon mẹ nhé.
Hẹn gặp lại các mẹ trong các bài viết tiếp theo.