Bé vừa mới tập ăn dặm được 1 tháng mà đã biếng ăn làm mẹ lo lắng? Mẹ không biết nên làm gì? Nguyên nhân từ đâu trẻ 7 tháng biếng ăn? Cùng đón đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời mẹ nhé.
Bé có thực sự đã biếng ăn?
Bé yêu của mẹ có thực sự mắc biếng ăn?
Biếng ăn là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ, khiến trẻ không nhận đủ lượng thức ăn theo yêu cầu. Theo hội Nhi khoa Việt Nam, có thể chẩn đoán trẻ 7 tháng biếng ăn nếu trẻ có một trong 3 dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ ăn không đủ lượng yêu cầu của lứa tuổi
- Thời gian bữa ăn kéo dài trên 30 phút.
- Thường kén chọn thức ăn, ăn chậm và không hứng thú với ăn
Nếu trẻ có các dấu hiệu kể trên có thể bé đã bị biếng ăn. Nếu mẹ không sớm có những biện pháp xử lý tình trạng này có thể kéo dài và tiến triển xấu đi. Thậm chí có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Hậu quả của biếng ăn đối với trẻ nhỏ
Hậu quả khôn lường của biếng ăn kéo dài
Biếng ăn kéo dài dẫn đến trẻ ăn không đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng. Làm cho trẻ chậm tăng trưởng.
Suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố nguy cơ làm suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Biếng ăn cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến không khí gia đình. Gây tâm lý căng thắng cho mọi người trong gia đình.
Vậy làm sao để mẹ có thể "đánh bại" được căn bệnh này cho bé?
Trẻ 7 tháng biếng ăn mẹ cần làm gì?
Trẻ 7 tháng biếng ăn mẹ cần làm gì?
Nguyên nhân của trẻ 7 tháng biếng ăn thường là do các thói quen nuôi dưỡng trẻ chưa đúng cách. Đặc biệt là cách phân bố bữa ăn, lựa chọn thức ăn chưa phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Một số nguyên nhân sinh lý khác làm trẻ 7 tháng biếng ăn như:
Bé tập lẫy, dẫn tới quên ăn. Hoặc do bé mải chơi quên ăn.
Giải pháp cho mẹ khi trẻ 7 tháng biếng ăn:
- Giới hạn thời gian ăn trong 1 bữa: Nên dưới 30 phút/ bữa
- Phụ huynh luôn vui vẻ khi bé không ăn, đừng quan tâm quá nhiều đến số lượng trẻ ăn 1 bữa hay số bữa trong ngày, tạo tâm lý thoải mái khi trẻ ăn.
- Chấp nhận khi trẻ chỉ ăn một vài loại thức ăn cũ và kiên trì tập thức ăn mới.
- Nên cho bé ngồi cùng ăn với gia đình, để bé làm quen với thức ăn và chơi với thức ăn. Đừng bao giờ để ý đến thái đổ giả vờ của trẻ như giả vờ nôn, ọe hay ném thức ăn.
- Cung cấp các thức ăn phù hợp với độ tuooirm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
- Nên cho bé biết cảm giác no - đói, chỉ cho bé ăn khi bé có nhu cầu hoặc ăn thành bữa với khoảng thời gian cách các bữa đủ dài.
- Trong khi ăn không cho trẻ em thói quen xem tivi, ipad, mà để trẻ tập trung vào bữa ăn và trải nghiệm thức ăn.
- Không cho bé ăn hoặc uống đồ ngọt trước hay giữa các bữa ăn.
- Tăng đậm độ năng lượng thức ăn cho trẻ bằng cách chế biến những món ăn giàu dinh dưỡng, trẻ yêu thích và hấp dẫn, dễ ăn. Trẻ không cần ăn nhiều mà vẫn tăng cân.