Trẻ 8 tháng biếng ăn, chậm phát triển, mẹ cần làm như thế nào? Đó là câu hỏi nhiều mẹ thắc mắc khi cho con ăn dặm. Mẹ hãy cùng Pinkspoon theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về biếng ăn và tìm giải pháp phù hợp nhất giúp bé “vượt qua biếng ăn” này nhé.
Liệu bé yêu của mẹ có bị biếng ăn không?
Bé 8 tháng biếng ăn, mẹ phải làm sao đây?
Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, ở bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt ở trẻ 8 tháng tuổi, đây là giai đoạn trẻ cần nhiều năng lượng để hoạt động. Vì thế ngoài sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung thêm thực phẩm khác. Đây cũng là thời điểm có nhiều sự thay đổi về mặt dinh dưỡng và tiêu hóa của trẻ nên thường dẫn đến tình trạng biếng ăn. Nếu không được khắc phục sớm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ về cả thể chất lẫn tinh thần.
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ 8 tháng biếng ăn mẹ có thể thấy:
- Trẻ ăn ít so với trẻ cùng độ tuổi
- Trẻ ngậm thức ăn, không chịu nuốt, bữa ăn kéo dài
- Đến bữa mãi chơi, không chịu ăn
Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến trẻ 8 tháng biếng ăn?
Nguyên nhân trẻ 8 tháng biếng ăn????
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, từ tháng thứ 6 trở đi, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Do đó trẻ cần được ăn thức ăn bổ sung như sữa, bột, cháo, cơm…
Trong giai đoạn chuyển tiếp thức ăn này nếu như mẹ chủ quan sẽ khiến trẻ biếng ăn, chậm phát triển sau này.
Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể tới như:
- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do thiếu ăn. Khi mẹ mang thai, không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin. Dẫn tới trẻ có thể bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Kết quả trẻ khi sinh thiếu cân, lười bú mẹ trong những ngày đầu sau sinh. Nếu không được chăm sóc hợp lý, khiến trẻ thiếu chất, biếng ăn về sau.
- Giai đoạn trẻ 8 tháng là thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng. Bé có thể bị ngứa, đau nướu, sốt nhẹ khiến cơ thể khó chịu dẫn đến lười ăn. Nếu ba mẹ không chú ý, ép trẻ ăn sẽ khiến trẻ sợ khi tới bữa ăn và gây ra tình trạng biếng ăn.
- Trong giai đoạn từ 6 – 8 tháng tuổi, trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm. Tập làm quen với những thực phẩm mới ngoài sữa, điều này khiến trẻ lạ miệng, không thích ăn một số thực phẩm như thịt, cá, rau…
- Mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần không cân đối, quá nhiều tinh bột cũng có thể làm cho trẻ biếng ăn. Do thiếu hụt vitamin nhóm B (nhất là B1), magie, kẽm.
- Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và tiêu hóa yếu kém. Do đó dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hô hấp. Khi trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn sẽ làm mất đi một lượng lớn vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, sắt, kẽm làm trẻ biếng ăn.
Vậy làm thế nào để trẻ hết biếng ăn? Mẹ cùng Pinkspoon đi tìm câu trả lời trong phần tiếp theo này nhé!
Mẹ cần làm gì khi trẻ 8 tháng biếng ăn?
Khi trẻ biếng ăn mẹ cần tìm hiểu những nguyên nhân có thể khiến trẻ biếng ăn và lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Kiểm tra chế độ dinh dưỡng hiện tại đang có phù hợp với tình trạng của trẻ không? Kết hợp với lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của trẻ.
- Cho trẻ ăn theo nguyên tắc từ lỏng đến đặc dần, ăn từ ít đến nhiều, làm quen dần với từng loại thực phẩm mới để bé thích ứng dần dần.
- Mẹ cần động viên, tạo không khi vui tươi trong bữa ăn của trẻ, không ép bé ăn. Mỗi bữa ăn của trẻ mẹ chỉ nên để thời gian kéo dài khoảng 20 – 25 phút, tránh việc ăn lâu khiến bé quen dần với thời gian ăn dài ở các bữa sau này.
- Không cho bé ăn vặt nhiều trước 2 – 3 tiếng trước bữa ăn. Khi trẻ không muốn ăn nữa cũng không nên ép hay dụ dỗ trẻ ăn tiếp, tránh cho trẻ quen được dỗ mới ăn.
- Cố định giờ ăn cho bé, để tạo thói quen tốt.
- Mẹ cũng nên thay đổi thực đơn cho trẻ thường xuyên, trang trí bữa ăn đẹp mắt nhằm kích thích vị giác của trẻ.
- Kiểm tra răng miệng của trẻ thường xuyên, có biện pháp xử lý khi trẻ bị đau nướu, lở miệng khiến trẻ ăn không ngon.
- Không sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 8 tháng tuổi
Đối với trẻ nhỏ mẹ cho trẻ ăn một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất để trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, ở nhóm trẻ 8 tháng tuổi, có sự thay đổi về chế độ ăn và đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng.
- Trẻ 8 tháng tuổi có thể ăn 2 – 3 bữa bột (cháo) và 1 – 2 bữa phụ mỗi ngày. Đồ ăn của trẻ mẹ cần thái nhỏ, ninh nhừ và đầy đủ thành phần tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Mẹ cần cho bé tập làm quen dần dần với đa dạng thực phẩm mới để tránh tình trạng bé kén ăn, cách ăn từ ít đến nhiều, từ loãng tới đặc để phù hợp với sự phát triển của hệ tiêu hóa của trẻ.
- Chú ý bổ sung thêm một số thực phẩm giàu canxi, sắt, lợi khuẩn cho trẻ để hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
Khi trẻ biếng ăn, mẹ cần có những giải pháp phù hợp, cố gắng và kiên trì giúp bé thoát khỏi biếng ăn. Không nên ép, dọa nạt hoặc làm những hành động khiến bé sợ hãi khi tới bữa ăn. Đồng thời, mẹ cũng nên tham khảo thêm những ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng cho bé những thực đơn phù hợp để bé phát triển khỏe mạnh mẹ nhé.