Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì mà một câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc. Bởi lẽ thức ăn và hương vị đầu tiên bé được ăn khi lần đầu tiếp xúc với thực phẩm có thể ảnh hưởng nhiều tới vị giác và thói quen ăn uống sau này của trẻ.
Bài viết dưới đây từ PinkSpoon sẽ giúp mẹ có thêm các gợi ý về việc lựa chọn thức ăn cho bé.
Trước khi mẹ chọn thức ăn ăn dặm đầu tiên cho bé
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), ăn dặm là quá trình cho bé làm quen với việc ăn các loại thực phẩm đặc và các loại thức ăn gia đình, đồng thời giảm dần lượng sữa trong chế độ ăn của bé.
Cho tới 6 tháng tuổi, bé cần được cung cấp dinh dưỡng 100% từ sữa mẹ. Đây là nguồn thức ăn an toàn - chất lượng và phù hợp nhất.
Sau 6 tháng, nếu bé chỉ được bú sữa mẹ, chúng sẽ không đủ dinh dưỡng để phát triển. Cả về năng lượng, protein đặc biệt là sắt và kẽm. Vì vậy, bắt buộc phải bổ sung thêm các thực phẩm ăn hàng ngày cho bé bên cạnh sữa mẹ. Cho bé bú vẫn cần được duy trì cho tới khi bé 2 tuổi, hoặc ít nhất là khi trẻ được 1 tuổi.
Bạn có thể bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc khi bé kiểm soát đầu tốt, có thể ngồi thẳng mà không cần quá nhiều sự hỗ trợ. Ngoài ra, bé có thể có một số cử chỉ như: đưa ngón tay vào miệng, vẫn cảm thấy đói sau mỗi cữ bú... Thông thường thời gian phù hợp nhất cho bé sẽ từ 5.5 tháng tới 6 tháng tuổi.
Mẹ hãy khởi động bằng cách cho chúng dùng 2 - 3 muỗng thức ăn trong những lần đầu tiên.
Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì là tốt nhất?
Dinh dưỡng lành mạnh sẽ là nền tảng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của bé trong những năm tiếp theo.
Mặc dù không có một khuyến cáo cụ thể nào về việc trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì. Nhưng mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau:
Táo
Một quả táo mỗi ngày sẽ giúp bé có một sức khỏe tốt. Táo là thực phẩm tuyệt vời có thể giới thiệu cho cho bé trong khoảng 6 - 8 tháng tuổi.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, táo cũng là loại trái cây số 1 được trẻ yêu thích
Táo có nhiều chất xơ, một thành phần cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, chúng cũng rất giàu vitamin A, vitamin E, folate, phot pho, magie, selen.
Cách chế biến táo cho trẻ
Bước 1: Mẹ mua táo về rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành các miếng nhỏ.
Bước 2: Nấu các miếng táo này với 1 cốc nước hoặc nước ép táo, sữa. Mẹ nấu trong khoảng từ 15 - 20 phút.
Bước 3: Để hỗn hợp nguội và cho trẻ dùng.
2. Chuối
Cũng giống như táo, chuối là loại thực phẩm quan trọng khác mà bạn có thể cho bé ăn sau khi bé được 5 tháng tuổi.
Chuối rất giàu kali giúp kiểm soát cân bằng nước, điện giải trong cơ thể. Kali cũng giúp cho cơ bắp hoạt động hiệu quả, ổn định nhịp tim. Nó cũng giúp giảm nguy cơ sỏi thận và loãng xương trong tương lai cho bé.
Ngoài ra, chuối chứa nhiều carbohydrate cung cấp năng lượng cho bé. Trong chuối hàm lượng chất xơ cũng không hề kém táo đâu mẹ nhé.
Mẹ có thể cho bé dùng chuối theo hướng dẫn sau:
Sử dụng 1 cái nĩa để nghiền 1/2 quả chuối chín cho tới khi nó có độ đặc như một chiếc bánh pudding. Sau đó cho bé dùng. Đối với các bé lớn hơn, chuối mẹ có thể cắt thành các miếng nhỏ.
3. Bơ
Thêm một loại thực phẩm cực kì bổ dưỡng mà mẹ nên cho bé dùng khi bắt đầu ăn dặm đó là bơ. Các bé được 4 tháng tuổi (nếu đủ các tiêu chuẩn ăn dặm khi 4 tháng) là đã có thể ăn được bơ.
Trong bơ có nhiều chất béo không bão hòa đơn. Do đó chúng hỗ trợ phát triển trí não của trẻ rất tốt. Bơ cũng rất giàu canxi, kali, magie, natri, photpho, kẽm và chất xơ.
Ngoài ra, bơ có hương vị nhẹ nhàng và độ mềm thích hợp cho bé.
Bơ chế biến siêu dễ mẹ nhé
- Mẹ chỉ cần dùng 1 cái nĩa và nghiền bơ ra cho bé dùng.
- Thêm 1 chút sữa mẹ hoặc sữa công thức vào phần bơ đã nghiền đó.
- Trộn đều và điều chỉnh độ đặc cho phù hợp với bé.
4. Lê
Lê cũng là một loại trái cây bổ dưỡng nên cho bé dùng trong ăn dặm. Độ tuổi phù hợp cho bé dùng là từ 6 - 8 tháng tuổi.
Trong thành phần của lê chứa nhiều chất xơ, vitamin C.
Chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt hơn thường được bác sĩ khuyên dùng như một phương pháp tự nhiên giúp bé phòng táo bón.
Vitamin C bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị hư hại và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Ngoài việc chứa các vitamin, chất khoáng cần thiết cho bé như: canxi, kali, magie, phốt pho, sắt, chất chống oxy hóa. Lê cũng là một thực phẩm giúp nương nhẹ hệ tiêu hóa nhạy cảm của trẻ.
Không giống như các loại trái cây trên. Mẹ có thể để lê chín và nghiền chúng ra mà không cần phải nấu.
5. Cà rốt
Dễ tiêu hóa cùng hương vị tuyệt vời, dễ dàng kết hợp cùng nhiều loại thực phẩm khác đã giúp cà rốt trở thành một trong những loại thức ăn có thể thêm vào chế độ ăn hàng ngày cho bé ăn dặm.
Cà rốt là nguồn cung cấp beta carotein quan trọng nhất. Một thành phần thiết yếu đối với sự phát triển của thị lực, da và hệ miễn dịch của bé.
Thêm vào đó cà rốt cũng rất giàu vitamin C, vitamin K và vitamin B6 cùng với canxi, kali, sắt, đồng, mangan.
Đối với các bé chưa mọc răng, cà rốt nên được luộc, nướng, hấp. Sau đó xay nhuyễn, băm nhỏ. Mẹ có thể trộn hỗn hợp đó cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức cho tới khi đạt được độ đặc như mong muốn.
Các bé đã bắt đầu nhai, cà rốt nên cắt thành các lát mỏng hình chữ nhật để bé ăn.
Lưu ý: Luôn gọt vỏ cà rốt sạch sẽ vì trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa các loại vỏ này.
6. Khoai lang
Khoai lang là một loại thực phẩm bổ sung giúp tăng khả năng ngon miệng của bữa ăn. Các bé đa phần đều rất thích hương vị của chúng.
Trong khoai lang chứa đồng thời cả carbohydrate, protein, chất béo, các chất oxy hóa và các chất khoáng chất như: canxi, sắt, kali, magie.
Khoai lang nghệ giàu betacarotein - tiền chất vitamin A. Một thành phần thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của bé đặc biệt là thị lực và da, niêm mạc.
Một nghiên cứu vào năm 2012 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm cho rằng: Cho trẻ ăn dặm sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ khoai lang là an toàn và tốt hơn rất nhiều so với các loại bột ăn dặm khác.
Cách chế biến khoai lang cho bé
Bước 1: Khoai lang mẹ mua về sơ chế sạch sẽ. Cho vào nồi luộc (cả vỏ). Tới khi khoai lang chín mẹ vớt ra để nguội và bóc vỏ.
Bước 2: Cắt khoai lang thành các miếng nhỏ cùng 1 chút sữa mẹ hoặc sữa công thức rồi nghiền nát và trộn đều.
Trong quá trình làm, mẹ có thể tăng giảm các nguyên liệu cho tới khi đạt được độ đặc và nhuyễn như mong muốn. Thường hỗn hợp đặc và mềm như cháo là đạt.
7. Bí ngô
Thêm 1 loại rau khác cho mẹ và bé sử dụng đó là bí ngô. Vị ngọt vừa phải của bí ngô sẽ giúp bé cảm nhận được hương vị này một cách tự nhiên nhất. Nó có thể giới thiệu cho các bé từ 6 - 8 tháng tuổi.
Bí ngô có chứa nhiều chất oxy hóa, caroteinoids, vitamin C. Loại rau này sẽ làm tăng sức đề kháng miễn dịch giúp bé chống lại các bệnh nhiễm trùng dễ dàng.
Một cách chế biến bí ngô cực kì lạ cho bé
Bước 1: Sơ chế bí ngô sạch sẽ, loại bỏ phần hạt ở bên trong. Cho phần bí ngô này vào nướng.
Bước 2: Cho phần bí ngô đã nướng chín cùng 1 chút sữa vào máy xay.
Bước 3: Trộn chúng thành một hỗn hợp. Khi bé đã quen với ăn thực ăn xay nhuyễn mẹ có thể tăng dần độ thô của thức ăn.
8. Sữa chua Hy Lạp
Sữa chua Hy Lạp là một loại thực phẩm ngon lành bổ dưỡng. Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng nên cho bé ăn sữa chua Hy Lạp khi bé đạt 7 - 8 tháng tuổi.
Cũng như các loại sữa chua khác. Đây cũng là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời, hỗ trợ sự tăng trưởng của các tế bào, mô và cơ quan khi bé lớn lên.
Trong sữa chua Hy Lạp giàu vitamin A, D, canxi, phốt pho. Cùng với hệ lợi khuẩn phong phú bảo vệ trẻ.
Khi cho bé ăn sữa chua Hy Lạp mẹ nên chọn loại không đường.
Các trẻ lớn hơn có thể trộn thêm việt quất, chuối, táo, lê nghiền vào cùng.
9. Bông cải xanh
Chứa một lượng khổng lồ vitamin C, chất xơ, canxi, bông cải xanh là loại thực phẩm tiếp theo cho bé nhà mẹ.
Thông thường, chúng có thể giới thiệu cho bé vào khoảng từ 8 - 10 tháng tuổi.
Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Canxi trong bông cải xanh giúp bé cao lớn, có hệ xương phát triển khỏe mạnh. Nó cũng chứa nhiều loại vitamin nhóm B hỗ trợ, cải thiện chức năng hệ thần kinh.
Ngoài ra, hương vị độc đáo của bông cải xanh sẽ giúp kích thích vị giác của bé.
Bông cải xanh hấp và xay nhuyễn sẽ rất tốt cho trẻ nhỏ.
Đối với các trẻ lớn hơn, bông cải xanh hấp, xào đều là món ăn an toàn, ngon miệng mà mẹ có thể cho bé dùng.
10. Ngũ cốc
Đi kèm với 1 loạt các thực phẩm cho trẻ chúng ta không thể không nhắc tới các loại ngũ cốc như: gạo, lúa mì, yến mạch...
Gạo không chứa gluten rất dễ tiêu hóa, ít gây ra các phản ứng dị ứng và an toàn cho bé.
Gạo cũng là thực phẩm quen thuộc và dễ kết hợp. Mẹ có thể nghiền gạo thành bột để nấu cho bé cùng với thịt, rau và dầu mỡ.
Lưu ý: Tránh cho trẻ sơ sinh sử dụng các loại gạo không rõ nguồn gốc để hạn chế nguy cơ nhiễm asen từ chúng. Đặc biệt là gạo lứt.
11. Thịt
Theo Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ, có thể cho bé dùng thịt là một trong những thực phẩm đầu tiên giới thiệu cho bé. Các loại thịt đỏ, thịt gia cầm được ưu tiên sử dụng bởi giá trị dinh dưỡng phong phú của chúng.
Lưu ý: Đảm bảo rằng thịt được nấu chín và cắt miếng vừa phải phù hợp trước khi cho bé ăn.
Những thực phẩm cần tránh trong năm đầu tiên của bé
Sữa bò nguyên chất
Sữa bò rất khó tiêu hóa đối với hệ tiêu hóa đang phát triển của bé. Không sử dụng nó như một loại thực phẩm thay thế sữa mẹ cho tới khi bé được 1 tuổi.
Mật ong
Không cho bé dùng mật ong khi chưa được 1 tuổi. Nó có thể là nguyên nhân gây ra các vụ ngộc độc thực phẩm cho bé. Không ăn các thức ăn cứng, dính. Những thứ này có thể gây nghẹn ở bé.
Các loại hạt
Tránh cho bé ăn hạt dẻ và các loại hạt tương tự khi bé chưa được 2 tuổi.
Chế phẩm từ sữa
Tránh cho bé dùng các sản phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai... mà chưa được tiệt trùng để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Hải sản
Không cho bé ăn các loại vỏ của tôm, sò, cua... cho tới khi bé được 1 tuổi
Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá kiếm, cá thu, cà mòi, cá mập... nên được giới thiệu sau và dùng với 1 lượng vừa phải.
Lời khuyên cho cha mẹ
Ngoài việc quan tâm tới việc trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì thì mẹ cũng có thể lưu lại một số các tips sau từ PinkSpoon để giúp bé ăn dặm hiệu quả nhất.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào trong chế độ ăn uống của bé. Hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm và có thể chưa đủ hoàn thiện để tiếp nhận một số loại thức ăn.
- Không cho bé ăn các loại thức ăn quá cứng, cơm khi bé chưa đạt được 2 tuổi.
- Tránh cho bé ăn các loại thức ăn có thể gây nghẹn.
- Cho bé ăn chậm, từ từ. Thời gian đầu trẻ có thể cần nhiều thời gian để có thể làm quen với chế độ ăn mới này.
- Cho bé thử 1 loại thức ăn mới trong 3 ngày. Trong khi đó, quan sát kĩ các dấu hiệu dị ứng của trẻ nếu có.
- Không cho bé dùng các loại thực phẩm ướp muối, bơ, gia vị. Cố gắng duy trì hương bị tự nhiên của thực phẩm để thúc đẩy các thói quen dùng thực phẩm tốt của bé.