Cảm cúm /cúm hay cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm do vi rút cúm gây ra. Bệnh thường gặp vào các thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết thất thường. Bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Vậy trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? Cách chăm sóc bé bị cảm cúm như thế nào cho đúng? Có cách nào phòng bệnh cúm cho trẻ không? Mẹ cùng Pinkspoon đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!
Những thông tin về bệnh cúm mẹ cần biết
Cúm là một bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp thông qua các dịch tiết như: nước bọt, không khí....hoặc gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
Thời gian ủ bệnh có thể dao động trong khoảng từ 1 - 4 ngày. Sau đó được biểu hiện ra bằng các cơn sốt, ho, sổ mũi.... kéo dài trong 1 tuần. Tuy nhiên, diễn biến của bệnh cảm cúm rất khó lường. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng thậm chí là tử vong.
Theo CDC, tất cả trẻ em dưới 5 tuổi đều có nguy cơ cao mắc bệnh cúm. Trong đó nguy cơ biến chứng cúm nặng cao nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi và tỷ lệ nhập viện, tử vong cao nhất xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Các triệu chứng của bệnh cúm ở trẻ sơ sinh
Về cơ bản các triệu chứng cúm ở trẻ sơ sinh cũng sẽ tương tự như ở trẻ lớn và người lớn. Nhưng chúng thường có thể khó phát hiện hơn vì trẻ sơ sinh không thể nói với mẹ bằng lời nói mà chỉ có thể biểu đạt qua tiếng khóc.
Dưới đây là một số các dấu hiệu và triệu chứng cần lưu ý. Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì rất có thể con đã bị cảm cúm
- Trẻ sốt cao 38 - 38,5 độ c
- Bé mệt mỏi, quấy khóc nhiều, bú kém hoặc bỏ bú.
- Ho
- Nôn mửa và/ hoặc kèm theo tiêu chảy
Ngoài ra, một số các dấu hiệu nặng mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay gốm có:
- Trẻ khóc liên tục nhiều giờ
- Da chuyển xanh, tím tái đặc biệt là ở mặt hoặc môi
- Khó thở
- Co giật
- Ngủ li bì kèm sốt, mẹ gọi bé cũng không phản ứng lại.
- Nôn dữ dội không ngừng
- Có các dấu hiệu mất nước
- Sốt trên 104 ° F (40 ° C)
Phân biệt cúm với Corona virus
Vì các triệu chứng ban đầu của nhiễm virus Covid - 19 rất giống với bệnh cảm cúm thông thường. Do đó, việc phân biệt 2 bệnh này là cực kì quan trọng. Một số các dấu hiệu đặc trưng cho từng bệnh đã được tóm tắt trong ảnh dưới đây:
Trẻ sơ sinh bị cúm phải làm sao?
Khi bé được bác sĩ chẩn đoán nhiễm cúm mẹ cần kết hợp cho bé dùng thuốc theo đơn của bác sĩ cùng các phương pháp chăm sóc khoa học để giảm nguy cơ biến chứng.
Cho bé dùng thuốc khi bị cảm cúm
Nếu bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bé bị cảm cúm. Bé có thể sẽ cần phải uống một số thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu) hay zanamivir (Relenza). Thuốc có tác dụng ngăn chặn virus lây lan rộng trong cơ thể.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), thuốc kháng vi-rút có hiệu quả tốt nhất nếu được dùng trong vòng một đến hai ngày đầu khi có dấu hiệu và triệu chứng của cúm.
Mặc dù thuốc kháng vi-rút rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh cúm. Nhưng chúng không thể thay thế cho việc tiêm phòng cúm ở trẻ em trên 6 tháng tuổi.
Ngoài ra mẹ có thể:
- Sử dụng thuốc nhỏ mũi nước muối: Thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc xịt có chứa nước muối có thể giúp làm lỏng chất tiết và bôi trơn các đường mũi và xoang. Những giọt này có thể được nhỏ hai lần một ngày.
- Sử dụng thuốc giảm đau (chỉ khi cần thiết): sử dụng Acetaminophen hoặc Ibuprofen để hạ sốt và giảm đau cho trẻ (nhưng không dùng Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và không cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi dùng Aspirin.
Chăm sóc khi con bị cảm cúm
Bên cạnh việc sử dụng thuốc mẹ có thể:
Cung cấp đủ nước cho trẻ
Bất kể người nhiễm cúm là người già, người trưởng thành hay trẻ em thì việc cung cấp đủ nước vẫn là ưu tiên hàng đầu. Điều này không những giúp cân bằng điện giải mà còn giúp làm sạch chất nhờn dư thừa trong xoang mũi.
Đối với trẻ sơ sinh mẹ nên:
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ trực tiếp theo nhu cầu hoặc đổ thìa nếu bé mệt và không muốn bú.
- Khi có các dấu hiệu mất nước như: da nhăn nheo, mắt trũng, tiểu ít, thờ ơ... Thì cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế và uống Oresol để bù nước và điện giải.
- Có thể bổ sung nước cho bé bằng các loại nước hoa quả giàu vitamin C như: nước ép bưởi, nước quít, nước cam....
Thay đổi tư thế nằm cho bé để giảm ho
Bằng việc nâng cao đầu giường khoảng 30 - 45 độ có thể sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn bằng cách ngăn ngừa ho dồn vào mũi. Mẹ hãy đặt một chiếc gối chắc chắn dưới nệm (và không đặt trong nôi của bé).
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ
Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương trong phòng giúp ngăn ngừa mũi của trẻ bị khô bằng cách giữ cho môi trường trong nhà luôn ẩm ướt.
Cung cấp chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Khi bị cảm cúm, trẻ vẫn cần được cung cấp đủ năng lượng cũng như 4 nhóm chất dinh dưỡng là: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng.
Súp gà và súp rau củ ấm, sữa ấm là những món ăn giúp làm dịu cổ họng và giảm tắc nghẽn ở ngực mẹ có thể chuẩn bị cho con.
Mật ong làm dịu cổ họng và giúp trẻ ngủ ngon hơn. Vì vậy, đối với trẻ em trên 1 tuổi bị cúm siêu vi, mẹ có thể cho 1,5 thìa cà phê mật ong vào một ít nước ấm và cho con dùng trước khi đi ngủ. Đây là một phương thuốc chữa ho rất hiệu quả.
Cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ sơ sinh
Thực hiện các bước để ngăn ngừa bệnh cúm ở trẻ em là rất quan trọng. Đặc biệt là ở trẻ em.
Tiêm phòng cúm vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Sau 2 tuần sau khi tiêm phòng cúm để các kháng thể phát triển trong cơ thể và bắt đầu bảo vệ con chống lại bệnh cúm.
Lịch tiêm cúm cụ thể như sau:
Đối với trẻ từ 6 tháng - 9 tháng tuổi chưa tiêm vacxin cúm:
- Tiêm 2 mũi 0.25ml cách nhau tối tiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại định kỳ hàng năm 1 mũi/năm.
Đối với trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
- Tiêm 1 mũi 0.5ml/ năm. Và tiêm nhắc lại hàng năm.
Ngoài việc tiêm phòng cúm, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyên mẹ nên:
- Đối với trẻ dưới 6 tháng: hạn chế để bé tiếp xúc với những người đang mắc cúm hoặc chưa tiêm phòng cúm.
- Đảm bảo vệ sinh sinh hoạt hàng ngày : Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, sử dụng nước rửa tay, bỏ ngay khăn giấy đã sử dụng....
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt trong nhà.
- Gọi cho bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chính của bạn nếu con bạn có dấu hiệu của bệnh cúm.
Lời kết
Pinkspoon hy vọng qua bài viết này đã có thể giúp mẹ trả lời câu hỏi "trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao". Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào thì đừng quên để lại trong phần bình luận của bài viết hoặc inbox trực tiếp cho Pinks để Pinks được đồng hành cùng mẹ mẹ nhé.