Trẻ Sơ Sinh Bị Cảm Cúm Phải Làm Sao?

Cảm cúm /cúm hay cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm do vi rút cúm gây ra. Bệnh thường gặp vào các thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết thất thường. Bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Vậy trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? Cách chăm sóc bé bị cảm cúm như thế nào cho đúng? Có cách nào phòng bệnh cúm cho trẻ không? Mẹ cùng Pinkspoon đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Những thông tin về bệnh cúm mẹ cần biết

Cúm là một bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp thông qua các dịch tiết như: nước bọt, không khí....hoặc gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Thời gian ủ bệnh có thể dao động trong khoảng từ 1 - 4 ngày. Sau đó được biểu hiện ra bằng các cơn sốt, ho, sổ mũi.... kéo dài trong 1 tuần. Tuy nhiên, diễn biến của bệnh cảm cúm rất khó lường. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng thậm chí là tử vong.

Theo CDC, tất cả trẻ em dưới 5 tuổi đều có nguy cơ cao mắc bệnh cúm. Trong đó nguy cơ biến chứng cúm nặng cao nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi và tỷ lệ nhập viện, tử vong cao nhất xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Các triệu chứng của bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao

Về cơ bản các triệu chứng cúm ở trẻ sơ sinh cũng sẽ tương tự như ở trẻ lớn và người lớn. Nhưng chúng thường có thể khó phát hiện hơn vì trẻ sơ sinh không thể nói với mẹ bằng lời nói mà chỉ có thể biểu đạt qua tiếng khóc.

Dưới đây là một số các dấu hiệu và triệu chứng cần lưu ý. Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì rất có thể con đã bị cảm cúm

  • Trẻ sốt cao 38 - 38,5 độ c
  • Bé mệt mỏi, quấy khóc nhiều, bú kém hoặc bỏ bú.
  • Ho
  • Nôn mửa và/ hoặc kèm theo tiêu chảy

Ngoài ra, một số các dấu hiệu nặng mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay gốm có:

  • Trẻ khóc liên tục nhiều giờ
  • Da chuyển xanh, tím tái đặc biệt là ở mặt hoặc môi
  • Khó thở
  • Co giật
  • Ngủ li bì kèm sốt, mẹ gọi bé cũng không phản ứng lại.
  • Nôn dữ dội không ngừng
  • Có các dấu hiệu mất nước
  • Sốt trên 104 ° F (40 ° C)

Phân biệt cúm với Corona virus

Vì các triệu chứng ban đầu của nhiễm virus Covid - 19 rất giống với bệnh cảm cúm thông thường. Do đó, việc phân biệt 2 bệnh này là cực kì quan trọng. Một số các dấu hiệu đặc trưng cho từng bệnh đã được tóm tắt trong ảnh dưới đây:

phân biệt cúm với covid

Trẻ sơ sinh bị cúm phải làm sao?

Khi bé được bác sĩ chẩn đoán nhiễm cúm mẹ cần kết hợp cho bé dùng thuốc theo đơn của bác sĩ cùng các phương pháp chăm sóc khoa học để giảm nguy cơ biến chứng.

Cho bé dùng thuốc khi bị cảm cúm

Nếu bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bé bị cảm cúm. Bé có thể sẽ cần phải uống một số thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu) hay zanamivir (Relenza). Thuốc có tác dụng ngăn chặn virus lây lan rộng trong cơ thể.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), thuốc kháng vi-rút có hiệu quả tốt nhất nếu được dùng trong vòng một đến hai ngày đầu khi có dấu hiệu và triệu chứng của cúm.

Mặc dù thuốc kháng vi-rút rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh cúm. Nhưng chúng không thể thay thế cho việc tiêm phòng cúm ở trẻ em trên 6 tháng tuổi.

Ngoài ra mẹ có thể:

  • Sử dụng thuốc nhỏ mũi nước muối: Thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc xịt có chứa nước muối có thể giúp làm lỏng chất tiết và bôi trơn các đường mũi và xoang. Những giọt này có thể được nhỏ hai lần một ngày.
  • Sử dụng thuốc giảm đau (chỉ khi cần thiết): sử dụng Acetaminophen hoặc Ibuprofen để hạ sốt và giảm đau cho trẻ (nhưng không dùng Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và không cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi dùng Aspirin.

Chăm sóc khi con bị cảm cúm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc mẹ có thể:

Cung cấp đủ nước cho trẻ

Bất kể người nhiễm cúm là người già, người trưởng thành hay trẻ em thì việc cung cấp đủ nước vẫn là ưu tiên hàng đầu. Điều này không những giúp cân bằng điện giải mà còn giúp làm sạch chất nhờn dư thừa trong xoang mũi.

Đối với trẻ sơ sinh mẹ nên:

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ trực tiếp theo nhu cầu hoặc đổ thìa nếu bé mệt và không muốn bú.
  • Khi có các dấu hiệu mất nước như: da nhăn nheo, mắt trũng, tiểu ít, thờ ơ... Thì cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế và uống Oresol để bù nước và điện giải.
  • Có thể bổ sung nước cho bé bằng các loại nước hoa quả giàu vitamin C như: nước ép bưởi, nước quít, nước cam....

Thay đổi tư thế nằm cho bé để giảm ho

Bằng việc nâng cao đầu giường khoảng 30 - 45 độ có thể sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn bằng cách ngăn ngừa ho dồn vào mũi. Mẹ hãy đặt một chiếc gối chắc chắn dưới nệm (và không đặt trong nôi của bé).

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương trong phòng giúp ngăn ngừa mũi của trẻ bị khô bằng cách giữ cho môi trường trong nhà luôn ẩm ướt.

Cung cấp chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Khi bị cảm cúm, trẻ vẫn cần được cung cấp đủ năng lượng cũng như 4 nhóm chất dinh dưỡng là: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng.

Súp gà và súp rau củ ấm, sữa ấm là những món ăn giúp làm dịu cổ họng và giảm tắc nghẽn ở ngực mẹ có thể chuẩn bị cho con.

Mật ong làm dịu cổ họng và giúp trẻ ngủ ngon hơn. Vì vậy, đối với trẻ em trên 1 tuổi bị cúm siêu vi, mẹ có thể cho 1,5 thìa cà phê mật ong vào một ít nước ấm và cho con dùng trước khi đi ngủ. Đây là một phương thuốc chữa ho rất hiệu quả.

Cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ sơ sinh

trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao

Thực hiện các bước để ngăn ngừa bệnh cúm ở trẻ em là rất quan trọng. Đặc biệt là ở trẻ em.

Tiêm phòng cúm vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Sau 2 tuần sau khi tiêm phòng cúm để các kháng thể phát triển trong cơ thể và bắt đầu bảo vệ con chống lại bệnh cúm.

Lịch tiêm cúm cụ thể như sau:

Đối với trẻ từ 6 tháng -  9 tháng tuổi chưa tiêm vacxin cúm:

  • Tiêm 2 mũi 0.25ml cách nhau tối tiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại định kỳ hàng năm 1 mũi/năm.

Đối với trẻ trên 9 tuổi và người lớn:

  • Tiêm 1 mũi 0.5ml/ năm. Và tiêm nhắc lại hàng năm.

Ngoài việc tiêm phòng cúm, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyên mẹ nên:

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng: hạn chế để bé tiếp xúc với những người đang mắc cúm hoặc chưa tiêm phòng cúm.
  • Đảm bảo vệ sinh sinh hoạt hàng ngày : Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, sử dụng nước rửa tay, bỏ ngay khăn giấy đã sử dụng....
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt trong nhà.
  • Gọi cho bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chính của bạn nếu con bạn có dấu hiệu của bệnh cúm.

Lời kết

Pinkspoon hy vọng qua bài viết này đã có thể giúp mẹ trả lời câu hỏi "trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao". Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào thì đừng quên để lại trong phần bình luận của bài viết hoặc inbox trực tiếp cho Pinks để Pinks được đồng hành cùng mẹ mẹ nhé.

Bài viết liên quan:

6 Loại Thực Phẩm Bổ Sung Canxi Cho Bé Giúp Con Phát Triển Vượt Trội

Canxi là một chất dinh dưỡng mà tất cả các sinh vật sống trên trái đất đều cần bao gồm cả con người. Ở người, canxi có thể chiếm đến 2% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm 40% trọng lượng của tất cả các loại vi chất cộng lại. Vậy canxi có vai trò gì đối với chúng ta? Cần bổ sung bao nhiêu canxi 1 ngày là đủ? Nhiều mẹ có thói quen bổ sung canxi cho bé từ thuốc hoặc thực phẩm để giúp con cao lên, điều này có đúng không? Cần chọn thực phẩm bổ...

Sữa Chua Cho Bé 6 Tháng - Mẹ Đã Chọn Đúng Loại Cho Bé Chưa?

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và đang bắt đầu ăn dặm? Hệ tiêu hóa của bé chưa tốt nên mẹ muốn bổ sung thêm sữa chua cho bé 6 tháng mà không biết có an toàn không? Chọn sữa chua cho bé 6 tháng cần lưu ý gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Pinkspoon. Khi nào bé có thể ăn được sữa chua?   Mặc dù có rất nhiều bác sĩ đưa ra lời khuyên là: chỉ nên cho bé ăn sữa chua khi bé được 9 - 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất...

Cách Nấu Cháo Rây Cho Bé Ăn Dặm Chuẩn Mẹ Nhật

Mẹ đang muốn cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhưng không biết cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm như thế nào? Cho bé dùng cháo rây có những ưu điểm, nhược điểm gì? Cách nấu chúng có khó không? Có cách nào để nấu cháo rây thật nhanh cho mẹ bận rộn không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pinkspoon để có được câu trả lời mẹ nhé! Khi nào bé có thể bắt đầu ăn cháo rây?   Giai đoạn từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi được 2...

Phương Pháp Easy Cho Trẻ Sơ Sinh - Con Dao 2 Lưỡi Mẹ Cần Thay Đổi

Mẹ đã nhiều lần bắt gặp cụm từ "nuôi con theo phương pháp easy" ở các Hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm, cách chăm sóc bé hiệu quả nhất? Mẹ chưa biết EASY là phương pháp như thế nào? Chúng có những ưu, nhược điểm gì? Phương pháp easy cho trẻ sơ sinh có thật sự tốt và phù hợp cho bé yêu của mẹ hay không? Nếu cho bé theo easy thì cần sinh hoạt theo giờ giấc như thế nào? Hãy cùng Pinkspoon khám phá ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé. Phương pháp EASY cho trẻ sơ...

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Không Thể Thiếu

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và sẵn sàng bắt đầu ăn dặm? Mẹ loay hoay không biết cần chuẩn bị cho con những gì? Những dụng cụ ăn dặm cho bé nào sẽ cần thiết trong giai đoạn này?Tất cả sẽ được bật mí với mẹ trong bài viết dưới đây. Thực sự nếu bây giờ mẹ tìm mua trên mạng hoặc các siêu thị ăn dặm cho bé sẽ thấy có một thế giới dụng cụ đồ ăn dặm. Nhiều mẹ có bé đầu nên rất rối mua quá nhiều dẫn tới thừa thãi, lãng phí....

5 Món Cháo Giúp Bé Tăng Cân Tăng Cao Hiệu Quả Mẹ Đừng Bỏ Qua!

Cân nặng luôn là thước đo quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con người đặc biệt là ở trẻ em. Thông qua việc tăng cân của bé mẹ có thể biết được: tốc độ phát triển của con có đạt hay không, chế độ dinh dưỡng cho bé đã hợp lý hay chưa. Chính vì vậy, bé chậm tăng cân nên ăn uống như thế nào? Danh sách những món cháo giúp bé tăng cân luôn là những câu hỏi mà nhiều mẹ đặt ra. Bé yêu của mẹ có thiếu cân không? Thiếu cân là kết quả...

Cháo Hạt Sen Cho Bé Ăn Dặm - Vệ Sĩ Giúp Bé Tiêu Diệt Biếng Ăn

Hạt sen là một trong những loại hạt bổ dưỡng phổ biến trên toàn thế giới đặc biệt là các nước Châu Á. Chúng không chỉ tốt với người lớn mà còn có rất nhiều lợi ích với trẻ nhỏ. Trong bài viết này mẹ hãy cùng Pinkspoon khám phá xem hạt sen có tác dụng gì với bé? Bé mấy tháng có thể ăn được cháo hạt sen? Cách chuẩn bị 1 bữa cháo hạt sen cho bé ăn dặm như thế nào? mẹ nhé! 4 lợi ích của hạt sen với bé yêu Hạt sen có rất nhiều lợi ích...

Mẹ Bầu Cần Bổ Sung Gì? Cách Chọn Thuốc Bổ Bà Bầu

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe phụ nữ trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung đầy đủ các chất trong giai đoạn này không những là yếu tố quyết định cho sức khỏe bà mẹ mà còn cho sự hình thành, phát triển của thai nhi. Vậy mẹ bầu cần ăn uống như thế nào? Bổ sung những chất gì để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh? Làm sao để chọn được loại thuốc bổ bà bầu...
Lên đầu trang
Pinkspoon Pinkspoon Pinkspoon
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng