Bé biếng ăn, lười ăn, không chịu ăn bất cứ loại thức ăn làm mẹ và gia đình lo lắng? Mẹ đã thử rất nhiều cách mà con vẫn không cải thiện? Vậy thì có lẽ mẹ sẽ cần tới 5 Bí kíp giúp mẹ tìm câu trả lời bé lười ăn phải làm sao dưới đây từ Pinkspoon.
Nhưng trước hết, mẹ cùng Pinks đi tìm hiểu về nguyên nhân của tình trạng này trước đã mẹ nhé.
Tại sao bé không chịu ăn cháo hay bất cứ đồ ăn dặm nào?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc bé từ chối thức ăn dặm. Một số nguyên nhân có thể kể tới như:
Bé chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm
Phần lớn các bé từ 4 - 6 tháng đều sẽ có phản xạ đẩy lưỡi khi đưa một vật gì đó vào miệng. Đây là phản xạ giúp con không bị hóc khi có dị vật bất ngờ rơi vào miệng. Nếu mẹ nhận thấy bé luôn đẩy lưỡi của trẻ khi cho thìa vào miệng bé. Thì có thể bé vẫn chưa sẵn sàng cho quá trình ăn dặm.
Thông thường trẻ từ 5 - 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để bé ăn thức ăn đặc. Nếu cho bé ăn dặm quá sơm sẽ xảy ra tình trạng bé không chịu ăn bất cứ loại thức ăn mới nào. Thêm vào đó, thức ăn đặc là một điều gì đó rất mới và lạ lẫm đối với bé. Con cần có thời gian để làm quen với một chế độ ăn mới này. Vì vậy mẹ hãy thật kiên nhẫn mẹ nhé!
Mẹ có thể tham khảo khuyến nghị của Hội nhi khoai Mỹ về thứ tự thức ăn con có thể ăn và điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tìm hiểu thứ tự giới thiệu thức ăn của Pinkspoon cho bé 6 tháng.
Mọc răng
Một số bé bắt đầu ăn dặm rất tốt. Nhưng sau đó đột nhiên dừng lại. Một nguyên nhân thường xuyên của việc này là mọc răng. Do răng của bé bị sưng đỏ, đau. Mẹ có thể cho bé ăn những thức ăn mềm, lỏng hơn. Một số loại thực phẩm có thể cho bé dùng khi mọc răng đã được chúng tôi giới thiệu trong bài viết: Bé bị sốt mọc răng nên ăn gì?
Các giai đoạn chuyển tiếp
Chuyển tiếp là giai đoạn mà con phải làm quen với các loại thức ăn mới. Ví dụ như giai đoạn 6 tháng (chuyển từ ăn sữa sang ăn bột/ cháo), 9 tháng (chuyển từ cháo mịn sang cháo hạt), 18 tháng (chuyển từ cháo sang ăn cơm nát). Đây đều là những giai đoạn con rất dễ biếng ăn.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể tới như:
- Do các bữa ăn quá gần nhau khiến bé không bao giờ cảm thấy đói
- Do ức chế về tâm lý khi thường xuyên bị ép ăn.
- Do cách chế biến không hợp khẩu vị hoặc nhàm chán
- Do ảnh hưởng của môi trường xung quanh.
5 bí kíp giúp mẹ tìm câu trả lời bé lười ăn phải làm sao?
Bé lười ăn phải làm sao? Đây thực sự là câu hỏi mà Pinkspoon nhận được rất rất nhiều. Dưới đây sẽ là 5 bí kíp được các chuyên gia dinh dưỡng của Pinks khuyên mẹ. Mẹ cùng xem thử đó là gì nhé!
1- Hạn chế trộn đồ ăn cho bé
Các bé thướng có xu hướng thích ăn đồ trộn nhất là vào thời kì từ (7-8 tháng tuổi). Trong khi các thức ăn thuộc nhóm tinh bột thường trơn và dễ nuốt, thì một số loại rau củ nhiều chất xơ khi chế biến bình thường sẽ lổn nhổn, khó nuốt.
Mục đích của việc chia riêng từng nhóm là để bé cảm nhận được vị ngon của từng loại thực phẩm. Và để theo dõi dị ứng cũng như sở thích và các món bé không thích. Nhưng cũng không cần phải suy nghĩ cứng nhắc, không nhất thiết lúc nào cũng phải chia các món ăn với nhau. Mẹ có thể khắc phục dần bằng cách pha thêm nước bột năng vào cho món ăn trơn sánh và dễ nuốt hơn.
2- Kiểm sát thời gian ăn của trẻ
Lượng ăn và cách ăn của mỗi bé là khác nhau, thông thường mỗi bữa ăn thường chỉ nên kéo dài khoảng 20 - 40 phút. Tốt nhất là trong khoảng 30 phút.
Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng: sau 30 phút lượng enzym tiêu hóa sẽ giảm hẳn đi so với thời gian đầu bữa ăn. Do đó, mẹ chỉ nên cho con ăn trong thời gian này để đảm bảo bé hấp thu và cảm thấy ngon miệng nhất.
3- Để bé tập trung vào bữa ăn
Trước hết ba mẹ cần tập cho bé phân biệt được giờ ăn và giờ chơi. Ngay trước bữa ăn ba mẹ hãy chủ động rủ con dọn dẹp đồ chơi. Việc sử dụng ghế ăn dặm như một thói quen giúp bé ngồi im , không chạy đi chạy lại trong bữa ăn.
Nếu bé không tập trung, bố mẹ có thể bắt chuyện vui vẻ, khéo léo gợi con quay về chủ đề ăn uống bằng cách khen ngợi, chỉ cho con thấy thức ăn giống hình bông hoa, hay tròn tròn như quả trứng... Điều quan trọng là làm sao tạo không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái không những cho con mà cho cả gia đình.
4- Thay đổi cách chế biến
Một vài nguyên nhân khiến bé không chịu ăn bất cứ thứ gì có thể là do đã quá quen và cảm thấy nhàm chán với những món ăn có cách chế biến tương tự giống nhau. Thay đổi cách chế biến, không ngừng sáng tạo những món ăn mới. Đặc biệt là những món ăn bắt mắt, phù hợp với sở thích của bé.
5- Ảnh hưởng của môi trường xung quanh
Môi trường xung quanh trong bữa ăn dặm cũng rất quan trọng. Quanh bàn ăn có nhiều đồ chơi, tiếng ti vi... sẽ khiến bé ăn phân tán, không thể tập trung vào bữa ăn. Ngược lại, bé được ăn cơm cùng các bạn, hoặc ăn cùng ông bà, bố mẹ sẽ dễ tập trung hơn. Đồng thời, bé có thể quan sát, ghi nhớ và học theo cách ăn của người xung quanh một cách hết sức tự nhiên.
Khi thị giác, thính giác, khả năng vận động của bé phát triển thì trí tò mò và sự quan tâm tới sự vật, sự việc xung quanh cũng phát triển theo. Vì thế, ngay cả trong việc ăn uống bé cũng rất dễ mất tập trung vào bữa ăn bởi những thứ hấp dẫn khác. Đây có thể coi là một giai đoạn phát triển tự nhiên của bé, nên mặc dù không phải là điều đáng lo, nhưng cha mẹ nên cố gắng không chiều theo bé bằng cách mở ti vi, mua đồ chơi... nhất là không nên bế bé đi ăn rong. Khi bé không còn muốn ăn thì có thể dọn bữa để bé phân biệt rõ ràng giờ ăn và giờ chơi.
Kết luận
Để việc cho trẻ ăn uống trở lên khách quan và đơn giản nhất, người lớn chúng ta nên thuộc lòng các quy luật sau:
Mục tiêu của việc ăn uống nói chung và ăn dặm ở trẻ nói riêng là nhằm: Tạo thói quen ăn uống khỏe mạnh lâu dài, giúp trẻ hướng tới một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khỏe mạnh và cuối cùng là giúp trẻ tăng trưởng về thể chất và não bộ một cách lý tưởng nhất.
Là ông, bà cha mẹ, thầy cô giáo, người chăm sóc trẻ.... chúng ta ai cũng muốn cho trẻ đạt được những điều này. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng trẻ chúng ta rất nhiều khi quên mất rằng đây là việc của trẻ. Chúng ta chỉ có thể quyết định được: Loại thức ăn thức uống cung cấp cho trẻ, thời điểm cho ăn uống, nơi cho ăn uống cho trẻ mà thôi.
Còn lại việc quyết định có ăn, uống hay không? Lượng ăn uống như thế nào ở mỗi cữ ăn? Đều là những điều mà trẻ hoàn toàn có thể tự quyết định được.
Pinkspoon mong rằng, sau bài viết này mẹ đã có thể lựa chọn được cách cho bé ăn dặm chuẩn nhất. Chúc cho hành trình ăn dặm của mẹ và bé sẽ thật vui vẻ và thành công.
Hẹn gặp lại các mẹ trong các bài viết tiếp theo từ Pinkspoon!