Lịch Chích Ngừa Cho Bé Sơ Sinh Chuẩn Nhất Hiện Nay

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng gây ra do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chích ngừa là việc làm quan trọng, đơn giản giúp bảo vệ con trước nguy cơ này. Để tiêm phòng đạt hiệu quả cao nhất thì tiêm đủ và đúng thời gian là điều vô cùng cần thiết. Mẹ hãy lưu ngay lịch chích ngừa cho bé sơ sinh trong bài viết dưới đây để đưa bé đi tiêm đầy đủ mẹ nhé!

Lịch chích ngừa cho bé sơ sinh theo Tổ chức Y tế thế giới

Lịch chích ngừa cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo đáp ứng miễn dịch tốt đối với trẻ em, tiêm phòng vaccin được tiến hành ngay sau khi sinh tới 6 tháng trong năm đầu. Đây là thời điểm mà miễn dịch thụ động của bé nhờ các kháng thể của mẹ qua rau thai đã giảm.

Cụ thể, theo Tổ chức Y tế thế giới, tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng đầy đủ theo phác đồ dưới đây:

Lần tiêm chủng Tuổi Vaccin
1 Ngay sau sinh

Vacxin phòng lao (BCG)

Vacxin phòng bại liệt (OPVo)

2 6 tuần

Vacxin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván 1 (DPT1)

Vacxin phòng bại liệt (OPV1)

3 10 tuần

Vacxin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván 2 (DPT2)

Vacxin phòng bại liệt (OPV2)

4 14 tuần

Vacxin phòng bach hầu - ho gà- uốn ván 3 (DPT3)

Vacxin phòng bại liệt 3 (OPV3)

5 9 tháng Sởi
Tiêm nhắc lại 18 tháng Vacxin phòng uốn ván, ho gà, bạch hầu và vacxin phòng bại liệt
  30 tháng Vacxin phòng uốn ván, ho gà, bạch hầu và vacxin phòng bại liệt

Lịch chích ngừa cho bé sơ sinh tại Việt Nam

Lịch chích ngừa cho bé sơ sinh

Việt Nam là một trong những nước thực hiện đầy đủ các chương trình tiêm chủng mở rộng cho toàn dân. Mẹ có thể đưa bé tới các cơ sở tiêm chủng tại địa phương để được tiêm ngay hôm nay.

Trẻ chích ngừa theo đúng lịch

Đối với trẻ sơ sinh không có bệnh lý đặc biệt, không có các chống chỉ định trong thời gian tiêm chủng sẽ được tiêm theo lịch dưới đây:

  Mơi sinh 2 tháng 3 tháng 4 tháng 9 tháng

18 tháng

(12 - 23)

30 tháng

(24 - 36)

Lao tiêm trong da 0,1ml x            
Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván tiêm bắp 0,5ml   x x x   x  
Bại liệt uống 2 giọt   x x x   x x
Sởi tiêm dưới da 0,5ml         x    
Viêm gan siêu vi B x x   x      

Ta có thể thấy, tiêm phòng sởi ở Việt Nam sớm hơn 9 tháng so với các nước phương Tây (12 - 15 tháng). Nguyên nhân là bởi, ở Việt Nam mặc dù trẻ từ 9 - 12 tháng có nguy cơ mắc sởi cao nhưng sự đáp ứng miễn dịch đối với vacxin sởi lại giảm. Vì kháng thể của mẹ truyền sang con còn cao.

Đối với những trẻ không tiêm phòng đúng chương trình và lứa tuổi

Trong một số trường hợp lịch tiêm chủng của con có thể bị thay đổi. Khi đó lịch thay thế tiêm một số vaccine sẽ là:

Đối với viêm gan B: tiêm ngay liều 1 khi trẻ tới tiêm phòng. Nếu không có chống chỉ định. Sau đó tiếp tục tiêm theo phác đồ: liểu 2 cách 1 tháng sau đó, và liều 3 cách liều thứ 2 từ 4 - 12 tháng.

Đối với vacxin phòng bạch hầy - Ho gà - uốn ván

  • Trẻ dưới 6 tháng: mũi 1 - mũi 3 tiêm 3 mũi liên tiếp cách nhau 1 - 2 tháng.
  • Mũi 4 lúc 15 đến 18 tháng. Mũi 5 nhắc lại lúc 4 - 6 tuổi.
  • Trẻ từ 7 - 59 tháng: tiêm 3 mũi liên tiếp cách nhau 2 tháng.
  • Mũi 4: 6 - 12 tháng
  • Mũi 5: 4 - 6 tuổi nếu mũi tiêm trước 4 tuổi.

Lịch chích ngừa cho bé sơ sinh khi tiêm vacxin phối hợp

Hiện nay, do hội nhập nên ngoài vaccin thông thường, người ta đã kết hợp nhiều loại vaccin trong 1 lần tiêm để giảm số lần tiêm cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng miễn dịch.

Một số loại vaccin phối hợp:

  • Vaccin phòng bệnh 3 trong 1: giúp phòng sởi, quai bị, Rubella và vacxin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván.
  • Vacxin 4 trong 1: phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Hoặc bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B. Hoặc bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib.
  • Vacxin 5 trong 1: có khả năng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, rubella.
  • Vaccin 6 trong 1: giúp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, bệnh do Hib, mũi 1 tiêm dưới 6 tháng. Mũi 2 tiêm nhắc lại lúc 12 - 18 tháng.

Trong trường hợp trẻ được tiêm các mũi vacxin phối hợp sẽ thực hiện tiêm theo lịch dưới đây:

Lứa tuổi Loại vaccin phòng bệnh Lịch tiêm
Trẻ sơ sinh (càng sớm càng tốt) Lao Ngay sau sinh
Viêm gan B Mũi 1
1,5 tháng tuổi Uống phòng tiêu chảy do Rota virus

Uống liều 1. Liều 2 được uống sau ít nhất 1 tháng.

Nên hoàn thành 2 liều trước 6 tháng tuổi.

2 tháng tuổi (nên dùng vaccin phối hợp để giảm số lần tiêm) Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt Mũi 1
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi ... do trực khuẩn Haemophilus influenzae type B Mũi 1
Viêm gan B Mũi 2
3 tháng tuổi Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt Mũi 2
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi ... do trực khuẩn Haemophilus influenzae type B Mũi 2
Viêm gan B Mũi 3 (1 năm sau nhăc slaij mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5)
4 tháng tuổi Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt Mũi 3: nhắc lại mũi 4 khi trẻ được 24 tháng tuổi
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi ... do trực khuẩn Haemophilus influenzae type B Mũi 3 nhắc lại sau mũi 4 khi trẻ được 24 tháng tuổi.
9 tháng tuổi Vaccin sởi - quai bị - rubella

Mũi 1: Trẻ đến 12 tháng tuổi

Mũi 2: 15 tháng tuổi

Mũi 3: sau mũi 2 từ 4 - 5 năm sau mũi 2

12 tháng Viêm não Nhật Bản Tiêm 3 mũi: 2 mũi đầu cách nhau từ 1 - 2 tuần. Mũi 3 nhắc lại 1 năm sau mũi thứ 2. Cứ 3 năm nhắc lại 1 lần cho đến khi 15 tuổi.
Thủy đậu Tiêm 1 mũi duy nhất (12 tháng - 12 tuổi). Nếu trên 12 tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau 4 - 6 tuần.
24 tháng tuổi và người lớn Viêm màng não do não mô cầu Tiêm 1 mũ. Tiêm nhắc lại mỗi 3 năm hoặc khi có chỉ định của bác sĩ.
Viêm gan A

Tiêm 2 mũi

Từ 2 - 15 tuổi: 2 mũi cách nhau 6 tháng.

Trên 15 tuổi: 2 mũi cách nhau 6 - 12 tháng.

Viêm phổi, viêm mang não mủ ... do phế cầu khuẩn

Tiêm 1 mũi

Cứ 5 năm nhắc lại 1 lần.

Cúm: vaccin được tiêm mỗi năm 1 lần

36 tháng tuổi - người lớn: tiêm 1 liều = 0.5ml/ mỗi năm.

6 tháng - 35 tháng tuổi: 1 liều = 0.25ml/mỗi năm

(trẻ dưới 36 tháng: chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều thứ 2 sau 4 tuần).

Trên 3 tuổi và người lớn Thương hàn Tiêm 1 mũi. Cứ 3 năm nhắc lại 1 lần

Một số biến chứng có thể xảy ra khi cho bé tiêm vacxin

Một số biến chứng sau tiêm chủng

Các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm

Khi tiêm chủng đưa kháng nguyên vào cơ thể kích thích sự đáp ứng miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của cơ thể đáp ứng và hoạt động tăng cường để sinh miễn dịch. Quá trình này có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng lên và biểu hiện ra bằng các cơn sốt nhẹ, đau ở vị trí tiêm và trẻ thường quấy hơn. Trung bình khoảng 2 ngày sau khi tiêm các phản ứng trên sẽ mất đi. Đây là các biểu hiện bình thường.

Tuy nhiên, nếu bé có các biểu hiện như:

  • Mẩn đỏ, ngứa tại chỗ tiêm, ban đỏ, mề đay, phù Quincke toàn thân.
  • Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, giảm huyết áp, tụt huyết áp.
  • Khó thở, nghẹt thở như co thắt thanh quản hoặc hen.
  • Bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, chóng mặt, choáng vàng, vật vã, giãy dụa.

Đây có thể là những cảnh báo nguy cơ dị ứng vacxin, sốc phản vệ sau khi tiêm. Khi đó, mẹ cần thông báo cho đơn vị tiêm chủng của bé. Đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá và điều trị kịp thời.

Một số biến chứng nguy hiểm của từng loại vacxin

Các loại vacxin khác nhau sẽ có những tác dụng phụ và biến chứng khác nhau. Cụ thể mẹ có thể tham khảo trong bảng dưới đây:

Loại vacxin Tác dụng phụ và biến chứng Tỷ lệ
DPT Sốt nhẹ, đau quấy (2 ngày sau khi tiêm, đau chỗ tiêm) Thường gặp 50%
Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván

Khóc liên tục >3 giờ

Sốt cao 39 - 40 độ C

Co giật, tím tái từng cơn

Hội chứng não cấp (3 - 7 ngày sau tiêm)

Dị ứng thần kinh

Sốc phản vệ trong 24 giờ

1/100

1/330

1/1750

1/110000

1/310000

 

OPV

Sốt, bại liệt (30 ngày sau uống vaccin)

Nổi ban sốt nhẹ vài ngày sau tiêm 1 - 2 tuần

Nổi ban hạch to vài ngày sau tiêm 1 - 2 tuần

Viêm não, co giật, sốt gây điếc (15 ngày sau tiêm)

 
Cúm (H. Influenza type B)

Sưng, nóng đỏ chỗ tiêm

Sốt cao

1/100

2/100

BCG

Nhiễm BCG lan tỏa

Viêm hạch có mủ, áp xe dưới da

Viêm sưng - tủy

1/1 triệu

1 - 2/100

1/1 triệu

Viêm gan siêu virus B

Hội chứng cúm, sưng đau chỗ tiêm

Sốc phản vệ, bệnh huyết thanh hiếm gặp

Phản ứng, sốc phản vệ với các loại men làm bánh mỳ

1 - 6/100
IPV (vaccin bại liệt tiêm) Dị ứng phản vệ với neomycin hoặc streptomycin  

Lời kết

Trên đây là toàn bộ lịch chích ngừa cho bé sơ sinh được Bộ Y tế công bố và khuyến cáo cho trẻ sơ sinh. Bố, mẹ hãy đưa con đi tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ bé yêu toàn diện nhất mẹ nhé. Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào về lịch chích ngừa cho bé sơ sinh thì hãy để lại cho Pinkspoon được biết và hỗ trợ mẹ trong phần bình luận của bài viết này mẹ nhé. Hẹn gặp lại các mẹ trong các bài viết tiếp theo.

Bài viết liên quan:

6 Loại Thực Phẩm Bổ Sung Canxi Cho Bé Giúp Con Phát Triển Vượt Trội

Canxi là một chất dinh dưỡng mà tất cả các sinh vật sống trên trái đất đều cần bao gồm cả con người. Ở người, canxi có thể chiếm đến 2% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm 40% trọng lượng của tất cả các loại vi chất cộng lại. Vậy canxi có vai trò gì đối với chúng ta? Cần bổ sung bao nhiêu canxi 1 ngày là đủ? Nhiều mẹ có thói quen bổ sung canxi cho bé từ thuốc hoặc thực phẩm để giúp con cao lên, điều này có đúng không? Cần chọn thực phẩm bổ...

Sữa Chua Cho Bé 6 Tháng - Mẹ Đã Chọn Đúng Loại Cho Bé Chưa?

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và đang bắt đầu ăn dặm? Hệ tiêu hóa của bé chưa tốt nên mẹ muốn bổ sung thêm sữa chua cho bé 6 tháng mà không biết có an toàn không? Chọn sữa chua cho bé 6 tháng cần lưu ý gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Pinkspoon. Khi nào bé có thể ăn được sữa chua?   Mặc dù có rất nhiều bác sĩ đưa ra lời khuyên là: chỉ nên cho bé ăn sữa chua khi bé được 9 - 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất...

Cách Nấu Cháo Rây Cho Bé Ăn Dặm Chuẩn Mẹ Nhật

Mẹ đang muốn cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhưng không biết cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm như thế nào? Cho bé dùng cháo rây có những ưu điểm, nhược điểm gì? Cách nấu chúng có khó không? Có cách nào để nấu cháo rây thật nhanh cho mẹ bận rộn không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pinkspoon để có được câu trả lời mẹ nhé! Khi nào bé có thể bắt đầu ăn cháo rây?   Giai đoạn từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi được 2...

Phương Pháp Easy Cho Trẻ Sơ Sinh - Con Dao 2 Lưỡi Mẹ Cần Thay Đổi

Mẹ đã nhiều lần bắt gặp cụm từ "nuôi con theo phương pháp easy" ở các Hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm, cách chăm sóc bé hiệu quả nhất? Mẹ chưa biết EASY là phương pháp như thế nào? Chúng có những ưu, nhược điểm gì? Phương pháp easy cho trẻ sơ sinh có thật sự tốt và phù hợp cho bé yêu của mẹ hay không? Nếu cho bé theo easy thì cần sinh hoạt theo giờ giấc như thế nào? Hãy cùng Pinkspoon khám phá ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé. Phương pháp EASY cho trẻ sơ...

Những Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Không Thể Thiếu

Bé yêu của mẹ đã tròn 6 tháng tuổi và sẵn sàng bắt đầu ăn dặm? Mẹ loay hoay không biết cần chuẩn bị cho con những gì? Những dụng cụ ăn dặm cho bé nào sẽ cần thiết trong giai đoạn này?Tất cả sẽ được bật mí với mẹ trong bài viết dưới đây. Thực sự nếu bây giờ mẹ tìm mua trên mạng hoặc các siêu thị ăn dặm cho bé sẽ thấy có một thế giới dụng cụ đồ ăn dặm. Nhiều mẹ có bé đầu nên rất rối mua quá nhiều dẫn tới thừa thãi, lãng phí....

5 Món Cháo Giúp Bé Tăng Cân Tăng Cao Hiệu Quả Mẹ Đừng Bỏ Qua!

Cân nặng luôn là thước đo quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con người đặc biệt là ở trẻ em. Thông qua việc tăng cân của bé mẹ có thể biết được: tốc độ phát triển của con có đạt hay không, chế độ dinh dưỡng cho bé đã hợp lý hay chưa. Chính vì vậy, bé chậm tăng cân nên ăn uống như thế nào? Danh sách những món cháo giúp bé tăng cân luôn là những câu hỏi mà nhiều mẹ đặt ra. Bé yêu của mẹ có thiếu cân không? Thiếu cân là kết quả...

Cháo Hạt Sen Cho Bé Ăn Dặm - Vệ Sĩ Giúp Bé Tiêu Diệt Biếng Ăn

Hạt sen là một trong những loại hạt bổ dưỡng phổ biến trên toàn thế giới đặc biệt là các nước Châu Á. Chúng không chỉ tốt với người lớn mà còn có rất nhiều lợi ích với trẻ nhỏ. Trong bài viết này mẹ hãy cùng Pinkspoon khám phá xem hạt sen có tác dụng gì với bé? Bé mấy tháng có thể ăn được cháo hạt sen? Cách chuẩn bị 1 bữa cháo hạt sen cho bé ăn dặm như thế nào? mẹ nhé! 4 lợi ích của hạt sen với bé yêu Hạt sen có rất nhiều lợi ích...

Mẹ Bầu Cần Bổ Sung Gì? Cách Chọn Thuốc Bổ Bà Bầu

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe phụ nữ trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung đầy đủ các chất trong giai đoạn này không những là yếu tố quyết định cho sức khỏe bà mẹ mà còn cho sự hình thành, phát triển của thai nhi. Vậy mẹ bầu cần ăn uống như thế nào? Bổ sung những chất gì để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh? Làm sao để chọn được loại thuốc bổ bà bầu...
Lên đầu trang
Pinkspoon Pinkspoon Pinkspoon
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng