Xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo chuẩn dinh dưỡng sẽ giúp con phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Đồng thời góp phần giảm thiểu tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển ở trẻ.
Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng quốc gia, một đứa trẻ phát triển bình thường cần nạp vào khoảng 500 - 600 kcal/ngày. Thì sữa mẹ là hoàn toàn đủ cho bé trong 6 tháng đầu.
Nhưng từ tháng thứ 6 trở đi bé cần được được ăn bổ sung thêm từ các thức ăn bên ngoài. Do thời điểm này lượng protein và kháng thể trong sữa mẹ đã bị giảm đi nhiều.
Trẻ cũng có thể có nguy cơ cao thiếu một số vi chất dinh dưỡng như: sắt, protein, canxi, DHA, folate và choline...
Vậy làm sao để mẹ biết được một bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày như thế nào là khoa học?
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày này đã phù hợp với độ tuổi bé chưa ta?
Xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm cần những gì? Có cần lưu ý gì không? Gồm những thực phẩm nào nhỉ?
Nếu mẹ đang có những thắc mắc này, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Pinkspoon mẹ nhé.
Chúng ta bắt đầu ngay nào. Let's go!
5 chú ý giúp mẹ xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày
Để mẹ có thể dễ dàng xây dựng được một bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày một cách khoa học hợp lý, phù hợp nhất. Pinkspoon đã tổng hợp lại 5 điều cần chú ý dưới đây.
1- Nấu chín, nghiền, xay nhỏ thức ăn
Bé từ 6 - 8 tháng các thức ăn cho bé cần được nghiền nhỏ, mịn. Nếu không trẻ rất dễ bị hóc.
Đối với bé 9 - 12 tháng, thức ăn không cần nghiền quá mịn. Trẻ có thể thức ăn mềm, thức ăn nấu nhuyễn, cháo bột có thêm chút cái để kích thích nướu, phát triển răng.
2 - Phối hợp các nhóm thức ăn khác nhau
4 dưỡng chất cần thiết không thể thiếu trong mỗi chén cháo của bé gồm có: Chất bột đường, đạm, mỡ và vitamin chất khoáng. Mẹ cần kết hợp chúng trong mỗi chén cháo của con.
- Nhóm tinh bột mẹ có thể cho bé dùng như: gạo, bột mì, bún, miến, nui, khoai....
- Đạm: Thịt, cá, tôm, trứng, sữa... đều là các loại thực phẩm cần thiết bổ sung protein cho trẻ.
- Vitamin, khoáng chất: Các loại rau và hoa quả là những nguồn vitamin tự nhiên an toàn nhất đối với trẻ. Mẹ có thể nấu cháo với rau mồng tơi, bí đỏ, cà rốt... đều rất tốt.
- Chất béo: Dầu, mỡ.
3 - Tuân thủ an toàn thực phẩm
Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Thịt, cá, rau củ đều là các sản phẩm tươi ngon có nguồn gốc rõ ràng. Mẹ nên chọn mua tại các siêu thị lớn, các cơ sở uy tín để đảm bảo nguồn thực phẩm cho bé là tốt nhất.
4 - Cho bé ăn đúng giờ
Tập cho bé ăn đúng giờ là điều vô cùng cần thiết cho quá trình ăn dặm. Chúng vừa giúp dạ dày của bé làm quen với thức ăn. Vừa giúp bé hình thành thói quen tốt khi lớn lên.
Tập ăn dặm có thể cho bé ăn 6 bữa 1 ngày trong đó có 1 bữa cháo còn lại là các bữa sữa. Sau dần sẽ đổi thành 5 bữa rồi 3 bữa chính/ngày khi bé tròn 2 tuổi.
Chú ý các bữa ăn dặm phải cách nhau ít nhất 2 giờ. Khoảng cách giữa các bữa chính cần đảm bảo tối thiểu là 4 tiếng/ bữa.
5 - Tạo hứng thú cho các bữa ăn
Lựa chọn các loại bát, chén, thìa ngộ nghĩnh với nhiều màu sắc đáng yêu sẽ kích thích bé.
Mẹ nên tạo không gian ăn uống thoáng mát. Có thể cho trẻ ngồi ăn cùng bàn ăn với gia đình. Vừa giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương của mọi người vừa tạo hứng thú cho mỗi bữa ăn của trẻ.
Phù! Với 5 điều chú ý Pinkspoon vừa liệt kê ở trên mẹ đã sẵn sàng để bắt tay ngay vào việc xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm theo ngày chưa ạ?
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày
Theo gợi ý của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi tháng tuổi của bé sẽ có lượng ăn khác nhau.
Bé 6 tháng tuổi
Có thể ăn được bột loãng hoặc các loại thức ăn nghiền xay nhỏ, mịn. Mỗi ngày bé có thể ăn 6 cữ. Trong đó có từ 1- 2 bữa cháo. Còn lại là sữa. Lượng ăn mỗi bữa: 100 - 200ml
Bé 7 tháng tuổi
Trẻ có thể ăn được thức ăn nghiền hoặc bột đặc. Mỗi ngày trẻ cần được ăn 2 cữ cháo/ngày. Lượng thức ăn trong mỗi bữa là 200ml.
Bé 8 tháng tuổi
Có thể ăn được rau xanh, trái cây, thịt xay nhuyễn. Bắt đầu từ 8 tháng tuổi, bé cũng có thể ăn được 3 bữa cháo/ngày. Lượng thức ăn của mỗi bữa là khoảng 230ml.
Bé 9 - 11 tháng tuổi
Dùng được bột đặc, thức ăn thái nhỏ, trẻ có thể cầm nắm thức ăn. Lượng thức ăn trung bình là khoảng 200 - 250 ml/cữ.
Bé từ 12 tháng - 24 tháng tuổi
Có thể ăn đa dạng các loại thức ăn. Trung bình 1 bữa trẻ có thể ăn được 1 tô cháo 250ml.
Để mẹ có thể dễ dàng xay dựng được bảng thời gian ăn dặm cho bé trong ngày. Mẹ cùng Pinks ngó qua ví dụ bảng thời gian cho bé ăn dặm của trẻ 7 tháng dưới đây mẹ nha.
Lời kết
Cho dù mẹ đang cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy, ăn dặm kiểu nhật hay ăn dặm truyền thống. Thì việc xây dựng một bảng thời gian ăn dặm cho bé theo ngày hợp lý, phù hợp ngay từ những ngày đầu tiên đều có vai trò vô cùng quan trọng.
Chúng sẽ góp phần hình thành lên các thói quen ăn uống tốt ở trẻ, giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loại chuyển hóa khi trưởng thành.
Pinkspoon hy vọng sau bài viết này mẹ đã có thể xác định được đúng loại thức ăn phù hợp với trẻ. Và cách để xây dựng thành công một bảng thời gian ăn dặm cho bé theo ngày hợp lý.
Nếu mẹ có bất cứ khó khăn gì trong quá trình thực hiện. Đừng ngại ngùng, hãy inbox hoặc comment ngay dưới bài viết này để Pinkspoon có thể đồng hành cùng mẹ và bé yêu mẹ nhé.
Mẹ cũng đừng quên like, share bài viết và follow Pinkspoon để cập nhật được những kiến thức dinh dưỡng chuẩn nhất cho bé nhà mình mẹ nha.
Hẹn gặp lại mẹ và bé trong các bài viết tiếp theo.